Quy tắc ứng xử với đồng nghiệp tại trường THPT Hồng Bàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 55 - 62)

STT Nội Dung

1

Khi giao tiếp với đồng nghiệp phải thể hiện ngôn phong lịch sự, xưng hô theo tuổi cao thấp như xưng danh tên, mình, tơi, em, anh, chị,… không được xưng danh mày, tao và các từ khó nghe khác để thành thói quen và để làm gương cho học sinh.

2 Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình mình. Thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong cơng tác và cuộc sống;

3

Khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Không ghen ghét, đố kỵ, lôi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đồn kết nội bộ;

4 Ln có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong cơng việc, cuộc sống; Khơng suồng sã, nói tục trong sinh hoạt, giao tiếp.

5 Hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhận xét: Mặc dù đã có quy định cụ thể về quy tắc ứng xử cho người lao động

tại trường THPT Hồng Bàng, nhưng yếu tố đồng nghiệp vẫn ở mức thấp do quy tắc ứng xử chưa được triển khai đồng bộ và quyết liệt đến tồn thể người lao động. Vẫn cịn tồn tại việc người lao động có thâm niên chưa hỗ trợ và hướng dẫn nhiệt tình cho người lao động mới trong công việc. Điều này ảnh hường đến hiệu quả hồn thành cơng việc và tốn nhiều thời gian để người lao động mới đáp ứng yêu cầu công việc.

2.2.3.4. Đào tạo và phát triển

Mục tiêu của đào tạo và phát triển là xây dựng được đội ngũ người lao động có trình độ chun mơn, nghiệp vụ đáp ứng được nhu cầu công việc, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của trường. Kết quả khảo sát yếu tố đào tạo và phát triển được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về yếu tố đào tạo và phát triển tại trường THPT Hồng Bàng hố Các phát biểu Trung bình Độ lệch chuẩn

Đào tạo và phát triển 3,12 0,88

DT1

Anh/chị được đào tạo để thực hiện công việc

tốt hơn. 3,39 1,056

DT2 Người lao động có cơ hội được đào tạo như

nhau 2,93 1,185

DT3 Trường khuyến khích người lao động nâng cao

kỹ năng 3,38 1,043

DT4 Trường vạch ra cơ hội thăng tiến rõ ràng cho

người lao động 2,79 1,156

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Dựa trên bảng 2.15, yếu tố đào tạo và phát triển chưa được đánh giá cao và còn thấp với điểm trung bình đạt 3,12. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện tại ở

Từ số liệu của bảng 2.15, tác giả nhận thấy yếu tố đào tạo và phát triển là thấp. Điều đó phản ánh sự chưa hài lòng của người lao động đối với chính sách đào tạo và phát triển tại trường. Biến khảo sát có điểm trung bình cao nhất là “Anh/chị được đào tạo để thực hiện công việc tốt hơn” đạt 3,39 và biến khảo sát có điểm trung bình thấp nhất là “Trường vạch ra cơ hội thăng tiến rõ ràng cho người lao động” đạt 2,79. Các biến khảo sát còn lại là “Trường khuyến khích người lao động nâng cao kỹ năng” và “Người lao động có cơ hội được đào tạo như nhau” lần lượt có kết quả trung bình 3,38 và 2,93.

Bảng 2.16: Các chương trình đào tạo của người lao động trường THPT Hồng Bàng trong năm 2015 - 2017 STT Năm Chương trình đào tạo 2015 2016 2017 Số lần SL (người) Số lần SL (người) Số lần SL (người) 1 Tập huấn ứng dụng phần mềm quản lý VNEDU 1 122 1 120 1 130 2

Tập huấn đổi mới trong phương pháp giảng dạy và quản lý

2 130 2 138 2 144

3

Tập huấn đổi mới chương

trình giảng dạy 1 133 1 140 1 145

4

Tập huấn nghiệp vụ kế toán

– văn thư 1 25 1 28 1 27

5 Phòng cháy chữa cháy & y

tế học đường 2 10 2 12 2 11

(Nguồn: Phòng HC - KT trường THPT Hồng Bàng)

Nhà trường định kì hàng năm có tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động nhằm nâng cao chuyên môn và kĩ năng, tuy nhiên hiệu quả đào tạo vẫn chưa cao. Dựa trên số liệu bảng 2.16, người lao động được khuyến khích tham gia các khoá

đào tạo về ứng dụng phần mềm quản lý, phương pháp giảng dạy và quản lý, chương trình giảng dạy, kế tốn- văn thư và PCCC & y tế học đường. Số lượng người lao động tham gia các chương trình đào tạo ngày càng tăng, cho thấy trường THPT Hồng Bàng quan tâm đến việc nâng cao chuyên môn và kỹ năng của người lao động nhằm cải thiện hiệu quả công việc giúp người lao động hoàn thành công việc tốt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của đào tạo là chưa cao do trường chưa xây dựng chương trình đào tạo, đồng thời nhu cầu đào tạo và tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo chưa được xác định rõ ràng. Thời gian tổ chức đào tạo chưa hợp lý ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và công việc đang làm.

Với câu hỏi “Trường vạch ra cơ hội thăng tiến rõ ràng cho người lao động” đạt điểm trung bình thấp nhất chỉ đạt 2,79. Kết quả này cho thấy chính sách thăng tiến của trường chưa được đánh giá cao, chưa tạo động lực để người lao động phấn đấu và chưa vạch rõ lộ trình nghề nghiệp cho người lao động.

Nhận xét: yếu tố đào tạo và phát triển ở mức thấp. Mặc dù, trường tổ chức các

khoá đào tạo kỹ năng và chun mơn định kì hằng năm cho người lao động, tuy nhiên hiệu quả trên thực tế vẫn chưa cao nguyên nhân là do chưa xây dựng được quy trình đào tạo từ đó xác định rõ nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo và tiêu chí đánh giá kết quả đào tạo trước và sau đào tạo. Đồng thời, chính sách thăng tiến chưa rõ ràng khơng tạo động lực để khích lệ và động viên sự cố gắng của người lao động.

2.2.3.5. Trả công lao động

Trả công lao động bao gồm các khoản lương, phụ cấp, thưởng và phúc lợi. Dựa trên kết quả khảo sát, yếu tố trả công lao động được đánh giá ở mức tương đối tốt với điểm trung bình đạt 3,40. Điều này phản ánh đúng thực trạng hiện tại ở trường THPT Hồng Bàng cụ thể như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy, biến quan sát có điểm trung bình cao nhất là “Anh/chị có hài lịng với chính sách phúc lợi dành cho người lao động có thâm niên tại trường” đạt 3,48 và biến quan sát có điểm trung bình thấp nhất là “Anh/chị cảm

trường” đạt 3,34. Các biến quan sát khác bao gồm “Anh/chị cảm thấy mức lương mình nhận được phù hợp so với công việc tương tự trong cùng ngành.” và “Nhìn chung, chính sách phúc lợi của trường đáp ứng được nhu cầu của anh/chị” đều đạt 3,39. Kết quả khảo sát của yếu tố trả công lao động được thể hiện trong bảng 2.17.

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về yếu tố trả công lao động tại trường THPT Hồng Bàng hố Các phát biểu Trung bình Độ lệch chuẩn Trả công 3,40 0,82 TC1

Anh/chị cảm thấy mức lương mình nhận được phù

hợp so với công việc tương tự trong cùng ngành. 3,39 1,078

TC2

Anh/chị cảm thấy được trả lương cơng bằng so với

những người khác với vị trí tương tự tại trường 3,34 0,973

TC3

Nhìn chung, chính sách phúc lợi của trường đáp

ứng được nhu cầu của anh/chị. 3,39 1,067

TC4

Anh/chị có hài lịng với chính sách phúc lợi dành

cho người lao động có thâm niên tại trường 3,48 1,078

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả)

Các biến khảo sát của yếu tố trả cơng lao động có điểm trung bình nằm trong khoảng từ 3,34 đến 3,48. Từ kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy người lao động chưa hài lòng về chế độ đãi ngộ người lao động tại trường và chưa đáp ứng mong đợi của người lao động.

- Lương:

Mức lương trung bình tại trường THPT Hồng Bàng có tăng nhưng khơng đáng kể từ năm 2015 đến năm 2017. Mức lương trung bình của người lao động năm 2015 là 5,6 triệu đồng, năm 2016 là 6,2 triệu đồng và năm 2017 là 6,8 triệu đồng. Mức lương trung bình khơng cao, tuy nhiên cao hơn so với người lao động trường công lập. Mức lương cao nhất và thấp nhất từ năm 2015 – 2017 không thay đổi theo từng năm và lần lượt ở mức 16 triệu và 3 triệu.

Dựa trên bảng 2.18 và phụ lục 6, mức lương thấp của người lao động chủ yếu là giáo viên trẻ mới ra trường có thời gian cơng tác dưới 5 năm, nhân viên tạp vụ, bảo vệ, quản sinh và nhân viên y tế. Mức lương cao nhất của người lao động là thành viên HĐQT và BGH.

Dựa theo bảng 2.18 và bảng 2.19 cách tính lương của giáo viên tại trường công lập và trường THPT Hồng Bàng, tổng lương của giáo viên tại trường THPT Hồng Bàng cao hơn so với giáo viên trường công lập do được bố trí dạy tăng tiết so với quy định là 17 tiết/tuần, đặc biệt là các bộ mơn giảng dạy có liên quan đến kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Đối với giảng dạy hơn 17 tiết/tuần, dựa trên bậc lương của giáo viên đó, mỗi tiết giáo viên sẽ được trả mức lương theo bảng 2.20. Bậc 1 – 2 là 60.000 đồng/tiết, bậc 3-5 là 70.000 đồng/tiết và bậc 6-9 là 78.000 đồng/tiết.

Ngồi ra, thu nhập của người lao động cịn thay đổi dựa trên hệ số bậc lương. người lao động được xem xét nâng bậc lương đối với đại học là 3 năm/lần và cao đẳng/trung cấp là 2 năm/lần.

Bảng 2.18: Mức lương trung bình của người lao động tại trường THPT Hồng Bàng từ năm 2015 – 2017 (Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Tiêu chí 2015 2016 2017 Mức lương cao nhất 16 16 16 Mức lương trung bình 5,6 6,2 6,8 Mức lương thấp nhất 3 3 3 (Nguồn: Phòng HC - KT trường THPT Hồng Bàng)

Bảng 2.19: Mức lương của giáo viên trường THPT công lập (Đơn vị: đồng) STT Thời gian công tác Hệ số lương Phụ cấp ưu đãi Phụ cấp thâm niên Phụ cấp vượt khung Mức lương cơ sở Tổng lương 1 1 – 3 năm 2,34 30% 0 0 1.390.000 4.228.380 2 18 năm 3,99 30% 18% 0 1.390.000 8.507.717 3 35 năm 4,89 30% 30% 8% 1.390.000 12.406.066 Nguồn: Hồng Hạnh, 2017

Bảng 2.20: Lương tăng tiết của giáo viên trường THPT Hồng Bàng năm 2015 – 2017 STT Bậc lương Mức lương 1 1-2 60.000 đồng/tiết 2 3-5 70.000 đồng/tiết 3 6-9 78.000 đồng/tiết (Nguồn: Phòng HC - KT trường THPT Hồng Bàng)

Tuy nhiên do đặc thù của ngành giáo dục, một số bộ mơn có số tiết dạy ít, trường phải bố trí kiêm nhiệm các cơng việc khác. Do đó, mức lương thấp và thời gian tăng lương lâu dẫn đến một số người lao động khơng hài lịng với thu nhập và công việc hiện tại, đặc biệt là những người lao động có thâm niên cơng tác dưới 3 năm, nhân viên tạp vụ, bảo vệ và quản sinh.

- Phụ cấp:

Mức trợ cấp và cơng tác phí được trường quy định rõ ràng, cụ thể và niêm yết công khai đảm bảo người lao động nắm rõ quyền lợi của mình và yên tâm cơng tác hồn thành công việc một cách hiệu quả. Mức phụ cấp cho giáo viên thực hiện công tác coi thi, chấm bài thi và ra đề được quy định trong bảng 2.21. Ngoài ra, các

trường hợp đi cơng tác xa, người lao động cịn nhận được phụ cấp cơng tác phí. Đối với giáo viên là 140.000 đồng/ngày và BGH là 500.000 đồng/ngày. Hàng tháng, cán bộ quản lý còn được nhận phụ cấp liên lạc, cụ thể BGH là 400.000 đồng/tháng và trưởng phịng là 300.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, giáo viên phụ trách coi thi và ra đề thi cũng được nhận phụ cấp lần lượt là 35.000 đồng/buổi và 120.000 đồng/bộ đề. Tuy nhiên, mức phụ cấp còn khá thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động tại trường THPT hồng bàng – tỉnh đồng nai (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)