CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Phân tích sự khác biệt theo biến nhân khẩu học
4.6.1 Sự khác biệt theo giới tính
Các giả thuyết sự khác biệt theo giới tính: Kiểm định sự khác biệt về Quyết định Giá cả sản phẩm Hình ảnh thương hiệu Chất lượng sản phẩm Lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai
(hũ)
Kênh phân phối sản phẩm Nhóm tham khảo
quả kiểm định nhóm được chỉ ra ở Phụ lục 7 như sau:
Giả thuyết H1: Khơng có sự khác biệt về quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM theo giới tính.
Kiểm định T-test cho thấy giá trị Sig. = 0,111 > 0,05: nghĩa là bác bỏ giả thuyết H0, hay quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM khơng phụ thuộc vào giới tính nam hay nữ (Phụ lục 7). Kết quả này là một thông điệp cho thấy, khơng có đủ cơ sở để kết luận sự khác biệt về giới tính trong việc chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Kết quả này cũng là cơ sở không phát triển khác biệt cho nam và nữ trong việc lựa chọn sản phẩm này.
4.6.2 Sự khác biệt theo độ tuổi
Các giả thuyết khác biệt theo độ tuổi: Kiểm định sự khác biệt các nhóm, trong đó từ 3 nhóm trở lên, kiểm định ANOVA được vận dụng. Kết quả kiểm định chỉ ra ở phụ lục 7 như sau:
Giả thuyết H2: Khơng có sự khác biệt về quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM theo độ tuổi.
Kiểm định Oneway Anova cho thấy giá trị Sig. = 0,033 < 0,05: nghĩa là bác bỏ giả thuyết H2, hay có tồn tại sự khác biệt theo độ tuổi đối với quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM (Phụ lục 7).
Kết quả kiểm định cho thấy những nhóm tuổi khác nhau sẽ có những quyết
định khác nhau trong chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Theo kết quả nhóm
tuổi càng lớn có quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) hơn nhóm tuổi nhỏ hơn. Bảng Multiple Comparisons ở Phụ lục 7 chỉ ra được Mean của nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên lớn hơn nhóm tuổi dưới 30 tuổi (Mean = 0,77756) với Sig. = 0,071 < 0,1.
Tuy kết quả kiểm định cho thấy tồn tại sự khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau, cụ thể là nhóm tuổi từ 50 tuổi trở lên có sự khác biệt cao hơn so với nhóm tuổi dưới 30 tuổi trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Trong kết quả khảo sát thống kê mô tả (Phụ lục 4) thì nhóm tuổi dưới 30 tuổi có số lượng tham gia phỏng vấn đơng nhất, vì
đây là độ tuổi dễ dàng tiếp cận cái mới nhanh hơn so với các độ tuổi cịn lại. Vì vậy, kết quả này cũng là cơ sở để đưa ra các đề xuất chiến lược nhằm thu hút được lượng khách hàng dưới 30 tuổi trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ).
4.6.3 Sự khác biệt theo trình độ học vấn
Các giả thuyết khác biệt theo trình độ học vấn: Kiểm định sự khác biệt các nhóm, trong đó từ 3 nhóm trở lên, kiểm định ANOVA được vận dụng. Kết quả kiểm định chỉ ra ở phụ lục 7 như sau:
Giả thuyết H3: Khơng có sự khác biệt về quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM theo trình độ học vấn.
Kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy Sig. = 0,166 > 0,05: bác bỏ giả thuyết H0, hay quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) của người dân tại TP.HCM khơng phụ thuộc vào trình độ học vấn.
Kết quả này là một thông điệp cho thấy, khơng có đủ cơ sở để kết luận sự khác biệt về trình độ học vấn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Và nó cũng cho ta thấy khơng có những đề xuất chiến lược khác biệt về trình độ học vấn cho việc lựa chọn sản phẩm này.
4.6.4 Sự khác biệt theo vị trí/ cơng việc
Các giả thuyết khác biệt theo vị trí/ cơng việc: Kiểm định sự khác biệt các nhóm, trong đó từ 3 nhóm trở lên, kiểm định ANOVA được vận dụng. Kết quả kiểm định chỉ ra ở phụ lục 7 như sau:
Giả thuyết H4: Khơng có sự khác biệt về quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM theo vị trí/ cơng việc.
Kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy Sig. = 0,575 > 0,05: bác bỏ giả thuyết H0, hay quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) của người dân tại TP.HCM khơng phụ thuộc vào vị trí/ cơng việc hiện tại.
Kết quả kiểm định cho một thơng điệp rằng, khơng có đủ cơ sở để kết luận sự khác biệt giữa các vị trí/ cơng việc trong việc chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Kết quả này cũng là cơ sở khơng có những đề xuất chiến lược giữa các vị trí/ cơng việc cho việc lựa chọn sản phẩm này.
4.6.5 Sự khác biệt theo thu nhập
Các giả thuyết khác biệt theo thu nhập: Kiểm định sự khác biệt các nhóm, trong đó từ 3 nhóm trở lên, tác giả tiếp tục vận dụng kiểm định ANOVA. Kết quả kiểm định chỉ ra ở phụ lục 7 như sau:
Giả thuyết H5: Khơng có sự khác biệt về quyết định lựa chọn thương hiệu tiêu đóng chai (hũ) của người tiêu dùng tại TP.HCM theo thu nhập.
Kiểm định phương sai Oneway Anova cho thấy Sig. = 0,442 > 0,05: bác bỏ giả thuyết H0, hay quyết định mua sản phẩm tiêu đóng chai (hũ) của người dân tại TP.HCM khơng phụ thuộc vào thu nhập.
Kết quả kiểm định cho một thơng điệp rằng, khơng có đủ cơ sở để kết luận sự khác biệt giữa các các nhóm thu nhập trong việc chọn sản phẩm tiêu đóng chai (hũ). Kết quả này cũng là cơ sở khơng có những đề xuất chiến lược giữa các nhóm thu nhập cho việc lựa chọn sản phẩm này.