Tổng quan về thu chi ngân sách Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 26 - 28)

3.1.1 Ngân sách Nhà Nước

NSNN là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý điều hành nền kinh tế xã hội, đồng thời NSNN thực hiện cân đối các khoản thu chi.

NSNN ra đời và phát triển gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và tồn tại, phát triển của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. NSNN là nguồn chủ đạo, đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại của bộ máy quyền lực của Nhà nước.

Theo luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

3.1.2 Thu ngân sách nhà nước

Thu NSNN là việc Nhà Nước dùng quyền lực của Nhà Nước để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia để hình thành quĩ ngân sách nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước.

Nguồn thu ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; Các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà Nước thực hiện; Các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là q trình Nhà nước sử dụng nguồn tài chính tập trung của Nhà nước vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình trong những công việc cụ thể, theo thời gian và không gian nhất định.

Chi NSNN thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm trang trải cho các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội mà Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.

Đặc điểm của chi NSNN

Chi NSNN phải gắn chặt với bộ máy quản lý Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ của đất nước. Vì vậy, bộ máy càng lớn, thực hiện càng nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN càng lớn.

Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ các khoản chi NSNN vì cơ quan đó quyết định các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia.

Hiệu quả các khoản chi NSNN phải được xem xét toàn diện dựa vào kế hoạch hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội và các khoản chi NSNN đảm nhiệm.

Các khoản chi NSNN mang tính khơng hồn trả trực tiếp.

Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù kinh tế khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, các phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ. Nhận thức rõ mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách Ngân sách với chính sách tiền tệ, thu nhập trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Phân loại chi ngân sách Nhà nước:

Theo mục đích Kinh tế - Xã hội của các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tư phát triển.

Theo tính chất các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi cho y tế; chi giáo dục; chi phúc lợi; chi quản lý Nhà nước; chi đầu tư kinh tế.

Theo chức năng của Nhà nước: Chi NSNN được chia thành chi nghiệp vụ và chi phát triển.

Theo tính chất pháp lý: Chi NSNN được chia thành các khoản chi theo luật định; các khoản chi đã được cam kết; các khoản chi có thể điều chỉnh.

Theo yếu tố các khoản chi: Chi NSNN được chia thành chi đầu tư, chi thường xuyên và chi khác.

Chi đầu tư phát triển: Chi về đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu

hạ tầng kinh tế- xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi bổ sung dự trữ Nhà nước; chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật.

Chi thường xuyên: Chi thường xuyên bao gồm các khoàn chi quốc

phịng, an ninh trật tự an tồn xã hội; chi các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hố thơng tin và văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giao thông, nông, lâm ngư nghiệp; hoạt động của cơ quan Nhà nước; chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật ...v.v

Chi khác: Chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay do Chính phủ vay; chi

viện trợ của Ngân sách Trung ương cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài; chi cho vay của Ngân sách Trung ương; chi trả gốc và lãi các khoản huy động để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)