Những sự vụ rủi ro tiêu biểu trong KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 60 - 61)

4.3. Rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Yên giai đoạn

4.3.3 Những sự vụ rủi ro tiêu biểu trong KSC thường xuyên tại KBNN Phú Yên gia

Yên giai đoạn 2014 - 2018

Trong thời gian qua, những rủi ro trong công tác chi thường xuyên NSNN trên địa bàn phú yên đã xảy ra tương đối đa dạng bao gồm những vi phạm các thủ tục hồ sơ, chế độ, tiêu chuẩn định mức... đã được cán bộ KSC KBNN Phú Yên phát hiện và chối thanh toán, những vi phạm được các đơn vị thanh tra, kiểm toán phát hiện thu hồi về cho NSNN các cấp. Nhưng có những vi phạm của đơn vị mà cán bộ KSC KBNN Phú Yên trong q trình kiểm sốt cịn thiếu chặt chẽ, dẫn đến những vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải truy tố hình sự, điển hình là hai sự vụ tiêu biểu cho hai lĩnh vực rủi ro được tóm lượt sau đây:

Trường hợp 1: Một đơn vị ngân sách Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

trưởng đơn vị, Kế toán viên và thủ quỹ, những người này có liên quan đến việc tham nhũng hơn 2,866 tỷ đồng. Từ tháng 7/2013 đến tháng 8/2017, Kế toán trưởng cấu kết với thủ trưởng đơn vị lập khống chứng từ lương, kê trùng lặp, nâng hệ số, chuyển tiền qua tài khoản lương để chiếm đoạt, ngồi việc vi phạm qua hình thức thanh tốn lương, Kế tốn trưởng đơn vị này cịn lợi dụng lâp khống các chứng từ thanh tốn cơng tác phí đi nước ngồi, thanh toán hai lần tiền may trang phục cho CBCC của đơn vị để chiếm đoạt tiền của NSNN.

Trường hợp 2: Một đơn vị NS cấp tỉnh đã bị cảnh sát điều tra tỉnh Phú

Yên khởi tố 03 bị can gồm: Kế toán trưởng, thủ quỹ và nguyên Thủ trưởng đơn vị về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô chiếm đoạt tài sản. cụ thể là từ tháng 4/2015 đến tháng 10/2017, lợi dụng sự buôn lỏng quản lý của thủ trưởng đơn vị, KTT đơn vị này lập chứng từ giấy rút tạm ứng dự toán bằng tiền mặt được thủ trưởng ký duyệt để đến KBNN Phú Yên rút tiền, với 91 lần rút mặt tương đương số tiền hơn 5,8 tỷ đồng. Số tiền này kế tốn trưởng và thủ quĩ khơng thực hiện chi trả cho các đơn vị cung cấp có liên quan mà thủ quĩ lấy tiền đưa cho kế toán trưởng tiêu xài cá nhân. Khi số dư tạm ứng tại KBNN lớn và thời gian tạm ứng kéo dài, cán bộ KSC KBNN đôn đốc thu hồi tạm ứng, Kế toán trưởng đơn vị lập khống chứng từ thanh toán như tiền mua nhiên liệu, tiền bảo lãnh may trang phuc….v.v, trình thủ trưởng ký duyệt để thanh toán với KBNN. Khi bị nhà cung cấp đòi tiền, thủ trưởng mới phát hiện và Kế tốn trưởng thừa nhận hành vi của mình.

Những trường hợp này cho thấy việc buôn lỏng quản lý tài chính của đơn vị, đồng thời việc chấp hành qui định về tạm ứng thanh tốn bằng tiền mặt cịn nhiều bất cập gây rủi ro lớn cho NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro trong kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước phú yên (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)