Thành phần chính sách, chế độ đãi ngộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Sở Nông

2.3.2. Thành phần chính sách, chế độ đãi ngộ

Con người với những nhu cầu khác nhau, họ sẽ làm việc vì những mục tiêu khác nhau. Có người làm việc vì tình u của họ với cơng việc, có người làm việc vì mục đích muốn thăng tiến, có người muốn làm việc vì nhu cầu muốn được giao tiếp, kết giao với nhiều người. Thậm chí, nhiều người sử dụng cơng việc để lấp trống khoảng thời gian nhàn rỗi của mình. Lẽ vậy, động cơ làm việc của mỗi người là riêng biệt và đa dạng vơ cùng. Tuy nhiên, dù làm việc vì mục đích gì thì thu nhập ln là một trong những mối quan tâm hàng đầu của họ khi đi làm. Tổng hợp kết quả khảo sát SPSS thành phần chính sách, chế độ đãi ngộ tại bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát chính sách, chế độ đãi ngộ

số

Biến quan sát Giá trị

TB

Độ lệch chuẩn

CS1 Chính sách lương thưởng phúc lợi của Sở tốt 3,08 0,697

CS2 Chính sách thăng tiến của Sở rõ ràng 3,23 0,674

CS3 Sở có nhiều cơ hội phát triển cá nhân cho anh/chị 2,92 0,659

CS4 Chính sách đào tạo của Sở phù hợp với anh/chị 3,03 0,649

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Biến quan sát Sở có nhiều cơ hội phát triển cá nhân cho anh/chị (CS3) được đánh giá thấp nhất 2,92 điểm. Biến quan sát Chính sách đào tạo của Sở phù hợp với anh/chị (CS4) không cao khi chỉ đạt 3,03 điểm. Biến quan sát Chính sách thăng tiến của Sở rõ ràng (CS2) cao nhất nhưng cũng chỉ được 3,23 điểm.

* Công tác trả lương

Tiền lương, ngạch bậc của đội ngũ lao động Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/2/2013. Theo đó thì, ngun tắc trả lương gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ của lao động và nguồn trả lương là từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương.

29

Tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh ngồi các khoản lương và các khoản phụ cấp theo quy định cịn có khoản định mức ngồi lương. Nếu tiết kiệm được khoản này thì đây là phần thu nhập tăng thêm của người lao động được hưởng. Ngồi ra người lao động cịn được cơ quan hỗ trợ cơng tác phí bao gồm xăng xe, điện thoại… Bên cạnh chế độ tiền lương, người lao động còn được hưởng thanh tốn tiền làm việc ngồi giờ theo Thông tư số 14/2011/TT/BTC ngày 20 tháng 10 năm 2011. Các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, lương hưu, thai sản, nghỉ phép, cũng được thực hiện đầy đủ.

Là cơ quan hành chính nhà nước, nguồn kinh phí hoạt động do ngân sách đảm bảo, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh ln chấp hành đúng quy định trong việc thực hiện thanh toán, chi trả chế độ cho lao động. Bên cạnh đó, với sự hướng dẫn của các Bộ, ngành mà trực tiếp là Bộ Tài chính, Sở Tài chính tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện và hướng dẫn các đơn vị dự toán thực hiện tự chủ biên chế và kinh phí hoạt động của đơn vị mình. Về chế độ tiền lương và các khoản phụ cấp, thực hiện chi trả theo quy định và thanh toán qua tài khoản. Hằng năm, bằng cách tiết kiệm chi tiêu để có được khoản thu nhập tăng thêm cho lao động. Tổng hợp bảng lương trung bình qua 3 năm (2016-2018) của NLĐ tại Sở NN và PTNT như sau:

Bảng 2.9: Bảng lương trung bình

(Đơn vị tính: đồng/người/tháng)

Năm

Lương cơ bản bình quân

Tiền lương tăng thêm bình quân Tiền lương bình quân Tổng số Trong đó Tiền lương theo hệ số Phụ cấp lương 2016 6.742.204 3.271.494 3.470.710 517.926 7.260.130 2017 7.279.325 4.012.380 3.266.945 954.200 8.233.525 2018 7.742.204 4.271.494 3.470.710 1.217.926 8.960.130

(Nguồn: Phịng Kế hoạch tài chính)

Bảng 2.9 cho thấy tiền lương bình quân của NLĐ trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể, nguyên nhân là do

30

mức lương cơ sở đã tăng. Phụ cấp lương cũng đã được cải thiện và dần tương xứng với tiền lương theo hệ số do phụ cấp đặc thù. Mức tiền lương tăng thêm hàng tháng của NLĐ trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh khơng cao do phụ thuộc vào hệ số lương của nhà nước chi trả.

* Cơng tác chính sách, phúc lợi

Cơng tác thưởng: Để tạo động lực lao động cho NLĐ, Sở Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng các hình thức thưởng như:

Bảng 2.10: Thống kê chính sách thưởng của Sở NN và PTNT

(ĐVT: đồng)

Hình thức thưởng Mức thưởng

Thưởng định kỳ

Trình độ chun mơn cao 400.000-600.000

Trình độ Thạc sĩ 800.000

Trình độ Tiến sĩ 1.000.000

Thưởng tháng thứ 13 HSL x mức lương cơ sở

Thưởng đột xuất

Thưởng cho người thi đỗ hệ sau

đại học đạt thành tích khá 300.000

Thưởng cho người thi đỗ hệ sau

đại học đạt thành tích giỏi 500.000

(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính) Các hình thức thưởng định kỳ: Một là, thưởng cho NLĐ có trình độ chuyên

môn - kỹ thuật cao (cử nhân, kỹ sư) và có thâm niên làm việc từ 3 năm đến 5 năm định mức chi: Mức 1: 400.000 đồng/người/tháng từ 5 năm trở lên định mức chi là 600.000 đồng/người/tháng. Mức 2: 800.000 đồng/người/tháng: áp dụng đối với NLĐ có trình độ thạc sĩ và có thâm niên từ 3 năm trở lên; Mức 3: 1.000.000 đồng/người/tháng: áp dụng đối với NLĐ có trình độ Tiến sĩ và có thâm niên từ 2 năm trở lên. Hai là, thưởng tháng lương thứ 13 (Hệ số lương cấp bậc, chức vụ hiện hưởng x mức lương cơ sở).

31

(đối tượng là những người được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh cử đi học): Thưởng cho người thi đỗ hệ sau đại học và khi thi ra trường đạt điểm khá thì mức thưởng 300.000 đồng, nếu đạt điểm giỏi thì mức thưởng là 500.000 đồng.

Các mức thưởng theo danh hiệu được tổng hợp lại bảng 2.11như sau:

Bảng 2.11: Hình thức thưởng theo danh hiệu Hình thức thưởng Mức thưởng

Các hình thức thưởng theo quy định của nhà

nước

Chiến sĩ thi đua toàn

quốc 4.0 lần mức lương cơ sở

chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương 3.5 lần mức lương cơ sở Người tốt việc tốt cấp thành phố 1.0 lần mức lương cơ sở Các hình thức thưởng do Sở quy định

Phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà.

Con học sinh giỏi

Gia đình CCVC-LĐ tiêu biểu

100.000-300.000

(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính) Hình thức thưởng theo các danh hiệu thi đua: Sở Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng các danh hiệu thi đua và mức khen thưởng theo quy định và các hình thức thưởng khác mà Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh xây dựng quy chế cụ thể:

Các hình thức thưởng theo quy định của Nhà nước: Ngoài danh hiệu Chiến sĩ

thi đua toàn quốc, chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương với mức chi khen thưởng cao từ 3,0 đến 4,5 lần mức lương cơ sở, danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, Người tốt việc tốt tiêu biểu, cấp Thành phố: 1,0 lần mức lương cơ cở thì các danh hiệu còn lại chủ yếu mức chi khen thưởng rất thấp chỉ từ 100.000 đồng đến

32

300.000 đồng như: danh hiệu Người tốt việc tốt; việc tốt cấp ngành, cơ sở; danh hiệu lao động tiên tiến cấp cơ sở...

Các hình thức thưởng Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ

Chí Minh xây dựng: Phụ nữ Giỏi việc nước - đảm việc nhà, con học sinh giỏi, Gia đình cơng nhân viên chức lao động tiêu biểu…, mức thưởng cho các danh hiệu này cũng rất thấp, chỉ từ 100.000 đồng ( đối với NLĐ có thâm niên 1 năm làm việc đến 3 năm làm việc) 300.000 đồng (đối với NLĐ có thâm niên từ 3 năm làm việc trở lên). Các danh hiệu thi đua được xét một năm một lần vào cuối năm dựa trên thành tích một năm của NLĐ trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh.

Cơng tác xử phạt: Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành

phố Hồ Chí Minh vẫn chưa xây dựng được quy chế xử phạt mà chỉ áp dụng các hình thức kỷ luật theo Luật Viên chức năm 2010 và Bộ luật Lao động năm 2012 khi NLĐ xảy ra các lỗi trầm trọng như vi phạm quy chế chuyên môn: gây gổ, hành hung người khác, gây thiệt hại về tài sản cơng… Ngồi ra Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh cịn quy định những trường hợp vi phạm chính sách dân số, quy tắc ứng xử, nếp sống văn hóa sẽ bị cắt các danh hiệu thi đua, đánh giá viên chức loại khơng hồn thành nhiệm vụ (tùy trường hợp), căn cứ vào đó để kéo dài thời gian nâng lương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh tạo động lực thơng qua cả về phúc lợi bắt buộc lẫn tự nguyện:

Về phúc lợi bắt buộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn thành phố Hồ

Chí Minh thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ phúc lợi được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012. Sở luôn thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về các chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về chính sách, chế độ cũng như thời gian làm việc của Luật Bảo hiểm xã hội; trích nộp kinh phí cơng đồn cho đồn viên cơng đồn trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn thành phố Hồ Chí Minh theo quy định.

33

Về phúc lợi tự nguyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố

Hồ Chí Minh có chương trình phúc lợi khá phong phú giúp kích thích tinh thần làm việc của NLĐ như:

Bảng 2.12: Thống kê chính sách phúc lợi của Sở NN và PTNT

(ĐVT: đồng) STT Hình thức Mức chi 1 Tết dương lịch 2.000.000 2 Tết âm lịch 20.000.000-30.000.000 3 Tham quan du lịch 3.000.000 4 Thăm viếng 500.000-1.000.000

5 Hỗ trợ con em độ tuổi mẫu giáo 6.000.000

6 Các ngày lễ 1.000.000

7 Tết thiếu nhi 200.000

8 Tết trung thu 200.000

9 Chúc tết (đêm 30, sáng mùng 1) 500.000

(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính)

 Chi Tết dương lịch: 2.000.000 đồng/người.

 Tết âm lịch: từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng/người.

 Chi tham quan du lịch: 3.000.000 đồng/người/năm.

 Chi thăm viếng từ 500.000 – 1.000.000 đồng/người (Trừ trường hợp đặc biệt, Giám đốc Sở duyệt chi nhưng không quá 5.000.000 đồng/người).

 Hỗ trợ con em có độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ: 6.000.000 đồng/cháu/năm.

 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Hồ Chí Minh chi quỹ phúc lợi cho NLĐ trong các dịp Lễ (Giỗ tổ Hùng vương, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 30/4-01/5, Quốc khánh 02/9, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10…): 1.000.000 đồng/người.

 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh tặng quà các cháu nhân dịp ngày Tết thiếu nhi 01/6, Tết Trung thu, tặng quà các cháu học sinh

34

giỏi là con NLĐ gồm một túi quà trị giá 200.000 đồng và tiền thưởng theo các mức. Học sinh giỏi cấp quốc gia: 2.000.000 đồng /cháu, học sinh giỏi cấp thành phố: 1.000.000 đồng/cháu, học sinh giỏi cấp quận: 300.000 đồng/cháu, học sinh giỏi cấp trung học phổ thông: 400.000 đồng/cháu, trung học cơ sở: 300.000 đồng/cháu và học sinh giỏi cấp tiểu học: 200.000 đồng/cháu.

 Chúc Tết: đêm 30, sáng mùng 1 Âm lịch: 500.000 đồng/người, mừng tuổi đầu năm: 500.000 đồng/người. Giao ban cán bộ đầu năm 500.000 đồng/người (dành cho những người trực tết).

Bảng 2.13: Thống kê phúc lợi dành cho cán bộ hưu trí

(ĐVT: đồng)

STT Hình thức Mức chi

1 Gặp mặt cuối năm âm lịch 500.000-1.000.000

2 Nguyên GĐ, PGĐ 2.000.000

3 Mừng thọ 500.000-1.000.000

4 Liên hoan họp mặt cuối năm Thực chi

(Nguồn: Phịng kế hoạch tài chính)

Bảng 2.13 là thống kê phúc lợi dành cho cán bộ hưu trí tại Sở NN và PTNT:

 Cán bộ hưu trí gặp mặt cuối năm âm lịch từ 500.000 đồng (đối với cán bộ làm từ 15 năm trở lên) đến 1.000.000 đồng (đối với cán bộ làm từ 20 năm trở lên), nguyên Giám đốc và phó Giám đốc 2.000.000 đồng/người. Quà tặng mừng thọ, thượng thọ từ 500.000 đồng (đối với cán bộ làm từ 15 năm trở lên) đến 1.000.000 đồng (đối với cán bộ làm từ 20 năm trở lên)

 Liên hoan tổng kết cuối năm, liên hoan họp mặt các cán bộ hưu trí cuối năm được chi theo thực chi (không quá 15.000.000)

Số ngày nghỉ phép của NLĐ được tác giả tổng hợp tại bảng 2.14. Theo đó người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm cơng việc trong điều kiện bình thường; Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc

35

nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngồi ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Bảng 2.14: Thống kê số ngày nghỉ phép STT Hình thức nghỉ Số ngày 1 Nghỉ phép năm 12 2 Nghỉ tổ chức đám cưới 03 3 Con kết hôn 01 4 Bố mẹ, con mất 03

5 Ông bà, anh em ruột mất 01

6 Anh em ruột kết hôn 01

7 Nghỉ tết dương lịch 01 8 Nghỉ lễ giỗ tổ 01 9 Nghỉ lễ 30/4-1/5 02 10 Nghỉ lễ quốc khánh 01 (Nguồn:Phòng Tổ chức cán bộ) * Chính sách thăng tiến

Cơng tác bổ nhiệm cán bộ viên chức được thực hiện theo hướng dẫn tại Luật viên chức năm 2010, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ. Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo quản lý, xây dựng quy trình đánh giá, quy hoạch cán bộ. Để được bổ nhiệm cán bộ, NLĐ phải đạt các tiêu chí về trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ và đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Các viên chức được bổ nhiệm cơ bản đáp ứng tiêu chuyên chun mơn, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn thành phố Hồ Chí Minh tiến hành triển khai rà sốt, bổ sung, thực hiện quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kỳ. Trên cơ sở kết quả quy hoạch, cử CBVC đi đào tạo, bổ sung chuyên

36

mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn chức danh được quy hoạch. Bảng 2.15 tổng hợp trình tự bổ nhiệm cho các chức danh tại Sở NN và PTNT.

Bảng 2.15 Trình tự bổ nhiệm cho các chức danh tại Sở NN và PTNT

STT Chức danh bổ nhiệm Các bước

1 Chức danh lãnh đạo do giám đốc Sở

bổ nhiệm

- Xin chủ trương bổ nhiệm - Đề xuất nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm

- Tổng hợp đề nghị của đơn vị và quyết định bổ nhiệm

2 Chức danh lãnh đạo cấp phòng thuộc

Sở, Văn phòng Sở, Thanh tra Sở

- Xin chủ trương bổ nhiệm - Đề xuất nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm

- Ký quyết định bổ nhiệm

3

Chức danh lãnh đạo được Giám đốc Sở phê duyệt chủ trương trước khi đơn vị thực hiện bổ nhiệm (Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Công ty)

- Xin chủ trương bổ nhiệm - Đề xuất nhân sự và thực hiện quy trình bổ nhiệm

- Ký quyết định bổ nhiệm

(Nguồn:Phịng Tổ chức cán bộ)

Quy trình bộ nhiệm cán bộ được thực hiện theo đúng Quyết định số 1886-QĐ- BNN-TCCB về ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các cơ quan hành chính, đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)