Thành phần quan hệ nơi làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Sở Nông

2.3.3. Thành phần quan hệ nơi làm việc

Để tổ chức trở lên lớn mạnh thì sự đồn kết và gắn bó giữa những người trong tổ chức với nhau là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thành phần quan hệ nơi

38

làm việc bao gồm bốn biến quan sát thuộc hai nhóm quan hệ giữa nhân viên với nhân viên và quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên. Kết quả phân tích SPSS được tác giả tổng hợp tại bảng 2.17.

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thành phần quan hệ nơi làm việc

số

Câu hỏi khảo sát Giá trị TB

Độ lệch chuẩn

QH1 Đồng nghiệp có giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm

với anh/chị 4,06 0,647

QH2 Đồng nghiệp thân thiện 3,76 0,665

QH3 Anh/chị được cấp trên giúp đỡ nhiệt tình khi cần

thiết 2,65 0,592

QH4 Anh/chị được cấp trên coi trọng và tin tưởng

trong công việc 2,75 0,628

(Nguồn: kết quả phân tích SPSS)

Từ bảng kết quả trên ta có thể thấy mối quan hệ nơi làm việc tại Sở NN và PTNT được NLĐ đánh giá khá cao. Cụ thể chỉ tiêu Đồng nghiệp có giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với anh/chị (QH1) được đánh giá 4,06 điểm, chỉ tiêu Đồng nghiệp thân thiện (QH2) được đánh giá thứ hai 3,76, chỉ tiêu Anh/chị được cấp trên coi trọng và tin tưởng trong công việc (QH4) được đánh giá 2,75 điểm và cuối cùng chỉ tiêu Anh/chị được cấp trên giúp đỡ nhiệt tình khi cần thiết (QH3) được đánh giá thấp nhất 2,65 điểm.

a. Quan hệ giữa nhân viên với nhân viên

Tại Sở NN và PTNT mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên được hiểu là mối quan hệ của nhân viên trong cùng một phòng làm việc và mối quan hệ của phịng ban này với phịng ban khác. Để hồn thành tốt công việc được giao, NLĐ luôn cố gắng tương trợ, chia sẻ công việc cho nhau. Đối với NLĐ mới nhận việc, thì các thành viên trong phịng đều chia sẻ kinh nghiệm, tài liệu cho NLĐ mới để công việc đạt hiệu quả tốt. Cơ cấu lao động của Sở NN và PTNT 6 tháng cuối năm được tổng hợp lại từ phòng tổ chức cán bộ:

39

Bảng 2.18: Cơ cấu lao động của Sở NN và PTNT 6 tháng cuối năm 2018

(Đơn vị tính: Người)

Cơ cấu theo độ tuổi Số lao động Tỷ lệ

Dưới 25 80 19,13%

Từ 25-35 121 28,95%

Trên 35 217 51,91%

Cơ cấu theo giới tính

Nam 197 47,12%

Nữ 221 52,88%

Cơ cấu theo thâm niên

Dưới 1 năm 17 4,06%

Từ 1-3 năm 116 27,75%

Từ 3-5 năm 54 12,92%

Trên 5 năm 231 55,27%

(Nguồn: phịng tổ chức cán bộ)

Tính đến cuối năm 2018 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn thành phố Hồ Chí Minh có 418 lao động.

Về độ tuổi: Người lao động có độ tuổi trên 35 tuổi là đông nhất với số lượng chiếm đến 51,91% kế đến là nhóm từ 25 - 35 tuổi chiếm 28,95% cuối cùng là nhóm dưới 25 tuổi chiếm 19,13%. Có thể nói Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thành phố Hồ Chí Minh đang thiếu một đội ngũ người lao động trẻ. Do NLĐ chiếm đa số là trên 35 tuổi (đã qua tuổi đoàn viên) vì vậy số người tham gia các hoạt động phong trào, kỉ niệm giảm dần qua từng năm. Hoạt động phong trào của Sở không được NLĐ ưu ái đồng nghĩa với NLĐ mới của các phòng, ban khác nhau chưa có nhiều cơ hội được tiếp xúc, giao lưu với nhau nhiều nên đôi lúc cũng gây hiểu lầm khơng đáng có trong q trình xử lý cơng việc.

Về giới tính: Nam chiếm 47,12%, nữ chiếm 52,88% sự chênh lệch này là do tính chất cơng việc là nhân viên văn phòng nên tỉ lệ người lao động nữ nhiều hơn

40

người lao động nam. Do tỉ lệ nữ chiếm nhiều hơn, cho nên họ ít có thời gian để tham gia hoạt động phong trào vì họ phải chăm lo cho gia đình của họ.

Về thâm niên: Số người lao động có thâm niên từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (55,27%) tiếp đó là thâm niên từ 1-3 năm (27,75%) tiếp theo đó là từ 3-5 năm (12,92%) cuối cùng là thâm niên lao động dưới 1 năm (4,06%). Điều này cho thấy Sở NN và PTNT đang có đội ngũ lao động dày dặn kinh nghiệm. Có thể thấy đa số những người làm việc ở đây có thâm niên trên 5 năm, thời gian làm việc cùng nhau lâu giúp cho NLĐ hiểu nhau hơn trong cơng việc. Có thể nói mối quan hệ của NLĐ trong Sở rất tốt (4,11 điểm).

NLĐ tại Sở NN và PTNT có xu hướng tuổi tăng dần, phần lớn đã lập gia đình nên số lượng NLĐ tham gia hoạt động phong trào giảm dần qua các năm. Cụ thể ta có bảng sau:

Bảng 2.19: Thống kê tham gia hoạt động phong trào của NLĐ tại Sở

ĐVT 2016 2017 2018

Tham gia phong trào các ngày lễ

(8/3; 28/6; 20/10…) Số người 103 91 87

Tham gia hoạt động kỷ niệm

(27/7; 2/9; 20/11…) Số người 30 27 24

Tham gia hội thao Đông Nam bộ Số người 86 81 77

(Nguồn: Cơng đồn sở)

b. Quan hệ giữa lạnh đạo với nhân viên

Tại Sở NN và PTNT, Ban lãnh đạo được bố trí phòng riêng, mọi việc trao đổi với Ban lãnh đạo đều phải thơng qua văn bản và phịng Hành chính, chính vì vậy mà NLĐ ít nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo khi cần thiết. Các buổi gặp mặt với nhân viên đều thông qua các cuộc họp. Tuy nhiên số lượng các buổi họp cịn rất ít như trong bảng 2.20. Các cuộc họp bao gồm:

Họp giao ban Sở là hình thức họp giữa lãnh đạo sở và lãnh đạo các phòng ban thuộc sở. Sau khi họp, lãnh đạo Sở sẽ có chỉ thị, và giao nhiệm vụ cho các lãnh

41

đạo các phòng ban chuyên mơn để giải quyết. Lãnh đạo các phịng ban có nhiệm vụ tiếp nhận và đưa thơng tin đến bộ phận do mình phụ trách.

Bảng 2.20: Thống kê tình hình họp tại Sở

STT Hình thức họp Thời gian

1 Họp giao ban Sở Sáng thứ 2 đầu tuần

2 Họp chào cờ Sáng thứ 2 đầu tháng

3 Họp tổng kết 6 tháng/1 lần

(Nguồn: Văn phòng sở) Họp chào cờ là hình thức họp giữa lãnh đạo Sở và toàn thể NLĐ tại Sở, tuy nhiên ở cuộc họp này Lãnh đạo Sở chỉ báo cáo những việc làm được và không làm trong 1 tháng trước đó.

Họp tổng kết là hình thức họp để tổng kết những việc làm được và chưa làm được, tồn tại và phương hướng giải quyết công việc 6 tháng tiếp theo. NLĐ báo cáo lên Lãnh đạo phòng để tổng hợp và báo cáo lên lãnh đạo Sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)