6. Kết cấu luận văn
1.3 Các yếu tố tác động đến công tác tuyển dụng nhân lực
1.3.1 Nhóm các yếu tố bên ngồi tổ chức.
- Yếu tố kinh tế
Theo Trần Kim Dùng thì : “Ở Việt Nam, từ khi quá trình đổi mới kinh tế được đẩy mạnh, khu vực kinh tế phi quốc doanh phát triển rất mạnh mẽ và là nguồn thu hút lao động chưa việc làm chủ yếu. Tuy nhiên năng suất và thu nhập của người lao đồng rất thấp, mức độ sử dụng quỹ thời gian làm việc cũng rất thấp. Chính vì vậy, xu hướng chung là những sinh viên mới tốt nghiệp vẫn muốn tìm việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước và các đơn vị có vốn đầu tư nước ngồi”
(Trần Kim Dung, 2018, Tr.135).
Việc các ứng viên luôn ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn đầu tư nước ngồi bởi vì ở các doanh nghiệp nhà nước đem lại tính ổn định và mức lương tương đối cao ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Điều này khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cơng tác tuyển dụng như khơng tuyển dụng được các ứng viên chất lượng cao do không đáp ứng được yêu cầu về lương thưởng; khơng tạo được tính ổn định trong q trình làm việc như một người phải làm nhiều việc hoặc dễ dàng bị thay thế,…
- Thị trường lao động:
Theo Trần Kim Dùng thì : “Việc làm có thể tăng hay giảm rõ rệt trong một thành phố hoặc một vùng nào đó do kết quả phát triển hoặc đóng cửa một vài xí nghiệp lớn hoặc một đợt di dân. Vì dụ, Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất trong cả nước, đồng thời là trung tâm đào tạo lao động kỹ thuật mà còn là trung tâm thu hút lao động kỹ thuật, chất xám của các tỉnh miền Nam và cả một số tỉnh miền Bắc. Ước tính, hàng năm có khoảng 50%
sinh viên các tỉnh tốt nghiệp xong sẽ trở lại thành phố làm việc mà không quay về địa phương” (Trần Kim Dung, 2018, Tr.136).
Có thể thấy khả năng cung cấp nguồn lao động ở các thành phố hoàn toàn khác xa so với ở địa phương. Các doanh nghiệp ở thành phố dễ dàng tiếp cận với nguồn các ứng viên dồi dào, tiềm năng; các doanh nghiệp ở địa phương thì chỉ tiếp cận được nguồn ứng viên eo hẹp và khơng có nhiều sự lựa chọn. Hơn nữa, ở các thành phố tỷ lệ thất nghiệp nhiều dẫn đến việc nguồn cung cấp ứng viên càng nhiều và doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác
Ngày nay, các doanh nghiệp nhau cạnh tranh nhân lực với nhau bằng mọi cách, bởi nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quý giá đối với mỗi tổ chức, có được nhân tài là mong muốn của bất kỳ tổ chức nào. Hiện nay cạnh tranh giữa các doanh nghiệp triển khai xoay quanh việc thu hút, chiêu mộ nhân tài. Trong một chừng mực nào đó, cạnh tranh của doanh nghiệp là cạnh tranh nhân tài, mấu chốt của cạnh tranh nhân tài chính là cạnh tranh trong việc tuyển dụng nhân lực. Như vậy, nếu doanh nghiệp hoạt động trong mơi trường cạnh tranh gay gắt thì cơng tác tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ rất được chú trọng và cân nhắc.
1.3.2 Nhóm các yếu tố bên trong tổ chức.
- Sự hấp dẫn của Công ty.
Theo Trần Kim Dùng thì : “Bản thân cơng việc không hấp dẫn. Những công việc bị đánh giá là nhàm chán, thu nhập thấp, ít cơ hội thăng tiến, nguy hiểm, vị trí xã hội thấp,…sẽ khó thu hút được ứng viên giỏi. Nhiều khi ngay cả trong tời ký suy thối kính tế, thất nghiệp gia tăng, việc làm khó kiếm, cũng có nhiều người cương quyết từ chối không chấp nhận những công việc như vậy; Doanh nghiệp
khơng hấp dẫn. Mặc dầu ứng viên thích cơng việc nhưng lại khơng thích loại hình, tên gọi, thành phần kinh tế, quy mô tổ chức, uy tín, triển vọng,… của doanh nghiệp. Những tổ chức, doanh nghiệp bị ứng viên nhận thức, đánh giá thấp thường có ít ứng viên và khó có khả năng thu hút được những ứng viên giỏi”
(Trần Kim Dung, 2018, Tr.136).
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến trong việc thu hút các ứng viên và ảnh hưởng đến chất lượng công tác tuyển dụng. Bởi thương hiệu và uy tín của Doanh nghiệp chính là tài sản q giá đóng vai trị thu hút các ứng viên và góp phần tiết kiệm chi tiết tuyển dụng. Bên cạnh đó, khi tổ chức thu hút được nhiều ứng viên tiềm năng thì khả năng lựa chọn người phù hợp với cơng việc là cao hơn. Thực tế cho thấy rằng các cơng ty tên tuổi khi thơng báo tuyển dụng thì lượng đơn xin việc của các ứng viên có chất lượng sẽ cao hơn rất nhiều so với thông báo tuyển dụng cùng một vị trí ở một cơng ty bình thường khác.
- Về đãi ngộ nhân lực của Công ty.
Theo Trần Kim Dùng thì : “Chính sách cán bộ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp theo đuổi chính sách thăng tiến, đề bạt nội bộ đã tự mình hạn chế số lượng ứng viên cho các công việc, đặc biệt là chức vụ quan trọng và thường khó có những ứng viên tốt nhất cho cơng việc” (Trần Kim Dung, 2018, Tr.137).
Người lao động ở bất cứ tổ chức nào cũng rất quan tâm đến các chính sách đào tạo, đề bạt, sử dụng lao động vì vậy nếu các chính sách này phù hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, còn người lao động cũng tin tưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp.
- Về khả năng tài chính.
Theo Trần Kim Dùng thì : “Khả năng tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Mặc dầu các tổ chức, doanh nghiệp đều nhận thức được mối quan hệ tương hỗ
giữa tiền lương và mức độ đóng góp của nhấn viên cho doanh nghiệp. Trả lương cao sẽ có khả năng thu hút được nhiều lao động giỏi và kích thích nhân viên làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo, do đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn nhiều doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hoặc khơng có khả năng chi trả lương cao. Nhưng đơn vị này thường khó có thể thu hút được lao động giỏi trên thị trường” (Trần Kim Dung, 2018, Tr.137).
Đây là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động tuyển dụng vì khi tổ chức một chương trình tuyển dụng nhân lực rất tốn kém về kinh tế.
Mặt khác, khả năng tài chính cũng quyết định đến việc thu hút ứng viên bởi vì việc trả lương cao sẽ có khả năng thu hút được nhiều lao động giỏi và kích thích nhân viên làm việc hăng say, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo, do đó, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp cao hơn.Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp có khó khăn về tài chính hoặc khơng có khả năng chi trả lương cao. Vì vậy, những doanh nghiệp này thường khó có thể thu hút được lao động giỏi trên thị trường.
Kết luận chương 1:
Chương 1 đã trình bày được một số khái niệm liên quan về quản trị nhân lực và tuyển dụng nhân lực. Từ đó làm rõ được nội dung công tác tuyển dụng nhân lực tại tổ chức, đưa ra được các quy trình tuyển dụng, quy trình tuyển chọn sát với thực tế của Công ty CP Đầu tư PTHT Tân Cảng từ đó xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng như: xác định nhu cầu tuyển dụng nhân lực, tuyển mộ nhân lực, tuyển chọn nhân lực, hội nhập nhân lực mới, đánh giá tuyển dụng nhân lực. Đồng thời cũng nêu ra được các yếu tố bên trong như: sự hấp dẫn của Công ty, về đãi ngộ nhân lực của Công ty, khả năng tài chính và yếu
tố bên ngồi như: yếu tố kinh tế, thị trường lao động ảnh, sự canh tranh của các doanh nghiệp khác ảnh hướng đến công tác tuyển dụng của tổ chức.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG TÂN CẢNG