Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết nhân viên với tổ chức của ngân hàng TMCP á châu tại khu vực TP HCM (Trang 25 - 28)

2. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

2.2. Văn hóa doanh nghiệp

2.2.2. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

Để hình thành nên văn hóa doanh nghiệp, “cá tính” của doanh nghiệp, đó là một q trình lựa chọn, nghiên cứu tìm tịi lâu dài, sao cho các điều đó phải phù hợp với các điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp và thể hiện được bản sắc riêng nổi bật cho doanh nghiêp. Lúc đó, nó sẽ trở thành sức mạnh, nội lực của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp chính là đặc điểm riêng giúp cho một doanh nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Có thể tìm hiểu thấy văn hóa doanh nghiệp bao gồm 4 đặc trưng quan trọng nhất là tính hệ thống, tính nhân sinh, tính giá trị và tính ổn định.

- Tính hệ thống: Đặc trưng thể hiện rõ những mối liên hệ mật thiết giữa các đối tượng, sự việc, từ đó hiểu được những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính hệ thống này, các thành viên trong doanh nghiệp được định hướng, được gắn kết nhiều hơn, cách giải quyết vấn đề của doanh nghiệp được rành mạch theo một trật tự, tạo thành một thể thống nhất xuyên suốt cả tổ chức.

- Tín nhân sinh: Đặc trưng này gắn liền với con người, giúp hình thành nên văn hóa riêng của tổ chức từ những thói quen, nếp sinh hoạt thường ngày. Văn hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự nhiên thì có thể có hai chiều hướng là phù hợp hoặc không phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Do đó, điều cần thiết là doanh nghiệp chủ động định hình ngay từ đầu những giá trị văn hóa đó để chính văn hóa đó sẽ phát huy hiệu quả cạnh tranh năng lực cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.

nền kinh tế, của xã hội nói chung, của doanh nghiệp nói riêng. Giá trị ở đây chỉ là khái niệm mang tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Các cặp khái niệm “đúng – sai”, “tốt – xấu”, “đẹp – xấu”, về bản chất “sai”, “xấu” chỉ là “không phù hợp” đối với một yêu cầu hay chuẩn mực nào đó.

- Tính ổn định: Văn hóa doanh nghiệp khi đã được định hình thì sẽ khó thay đổi. Qua thời gian, từ các giá trị niềm tin tích lũy, tạo ra một văn hóa bền vững và ổn định.

Ngồi ra, văn hóa doanh nghiệp cũng mang đầy đủ các đặc trưng chung của văn hóa như sau:

- Tính tập quán: quy định những hành vi được chấp nhận hay khơng được chấp nhận.

Có những tập quán đẹp tồn tại như một sự khẳng định những nét độc đáo của doanh nghiệp như tập quán vé xe về tết cho cán bộ nhân viên ở xa của một tập đoàn bất động sản tại TPHCM, tập quán cung cấp các dịch vụ sau bán hàng cho khách hàng của các doanh nghiệp thời hiện đại. Tuy nhiên, cũng có những tập quán khó bỏ như thói quen đàm phán và ký kết hợp đồng trên bàn tiệc của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Tính cộng đồng: Mục tiêu chính của doanh nghiệp có thể kể đến là tối đa hóa lợi

nhuận cho chủ sở hữu và đảm bảo thỏa mãn được khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải xây dựng, củng cố gia mối liên kết giữa các nhân tố tham gia trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ chủ sở hữu, cán bộ công nhân viên đến khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ là những quy ước chung, tập tục, mà các thành viên, nhân tố liên quan và bên trong doanh nghiệp đều sẽ tuân theo, hành động một cách tự nhiên mà không cần phải bắt buộc.

- Tính dân tộc: là một đặc trưng tất yếu của văn hóa. Mỗi doanh nghiệp là một phần

tử của nền kinh tế của một quốc gia. Nên giá trị văn hóa dân tộc sẽ là nền tảng hành xử chung, đúng đắn cho các hoạt động của doanh nghiệp, tạo thành những nét đặc trưng chung của những doanh nghiệp ở quốc gia đó. Ví dụ như những nét đặc trưng

văn hóa chung của các doanh nghiệp Nhật Bản là tính trung thành, sự tơn trọng hay như các doanh nghiệp Hàn Quốc là tính kỷ luật, trật tự thứ bậc rõ ràng trong doanh nghiệp,…

- Tính chủ quan: Văn hóa của mỗi dân tộc được hình thành chủ quan tùy thuộc vào

từng dân tộc, từng quốc gia. Cũng như vậy, văn hóa doanh nghiệp cũng chính là định hướng, thể hiện quan điểm chủ quan của riêng những nhà sáng lập và điều hành của doanh nghiệp đó. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những suy nghĩ, hành động khác nhau, tạo nên những nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ như văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Posco – Hàn Quốc, nhà sáng lập là tổng thống thứ ba của Hàn Quốc (1963 – 1979), Park Chung Hee. Ơng đã thành cơng trong việc thành lập Tập đoàn Posco từ đầu đến khi trở thành Tập đoàn kinh tế đứng thứ 3 của Hàn Quốc, nền kinh tế đứng thứ 4 châu Á và đứng thứ 11 của thế giới, với văn hóa doanh nghiệp mang đầy đủ những đặc trưng của ông – một sĩ quan được đào tạo bài bản, loại xuất sắc- đó là một văn hóa quyết đốn và kiên trì, văn hóa kỷ luật và trật tự thứ bậc của quân đội và văn hóa phục tùng tuyệt đối.

- Tính khách quan: mặc dù văn hóa doanh nghiệp thể hiện quan điểm chủ quan của

doanh nghiệp, nhưng do văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong cả một q trình dài với sự tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài như xã hội, hồn cảnh lịch sử, tình hình kinh tế, hội nhập thế giới,…nên văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ tồn tại khách quan. Chẳng hạn như quan niệm về coi trọng mối quan hệ trong tuyển dụng là từ những lề thói ngày xưa “Con vua thì được làm vua”. Điều đó vẫn cịn ảnh hưởng đến ngày nay tại một số doanh nghiệp.

- Tính kế thừa: trong q trình hoạt động của doanh nghiệp, mỗi thế hệ, mỗi đợt nhân

viên gia nhập rồi ra đi, đặc biệt các vị trí cán bộ chu chốt, sẽ truyền lại cho thế hệ, đợt tiếp theo những đặc điểm riêng có của mình. Theo thời gian, những cái cũ khơng phù hợp sẽ dần được loại bỏ và tạo nên những giá trị phù hợp hơn cho văn hóa của doanh nghiệp đó.

- Tính học hỏi: có những giá trị văn hóa được hình thành từ kinh nghiệm xử lý các

vấn đề thực tế của doanh nghiệp, từ kết quả của các quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu sự thay đổi hoặc từ tiếp nhận trong quá trình giao lưu, hội nhập với các văn hóa khác. Ví dụ như hiện nay, cơng nghệ 4.0 và đang dần hướng đến 5.0 đang dần phổ biến và chiếm lĩnh, các nhân viên dễ dàng trao đổi thông tin qua email, tin nhắn OTP một cách nhanh gọn và tiết kiệm, thay thế cho hình thức văn bản giấy tờ, gởi bưu điện,…, và từ đó đã hình thành nên “văn hóa điện tử” trong doanh nghiệp.

- Tính tiến hóa: xã hội ln khơng ngừng thay đổi. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cũng

luôn tự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế.

Những đặc trưng trên của văn hóa doanh nghiệp là với vai trị văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa dân tộc và văn hóa xã hội. Ngồi ra, văn hóa doanh nghiệp cịn hai nét đặc trưng riêng khác biệt với văn hóa các lĩnh vực khác, đó là:

- Văn hóa doanh nghiệp xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của doanh nghiệp: nếu như văn hóa nói chung ra đời ngay tử thuở hình thành xã hội của lồi người thì văn hóa doanh nghiệp xuất hiện cùng với sự ra đời của doanh nghiệp. Theo thời gian, văn hóa doanh nghiệp được hình thành một cách tự nhiên như là một thuộc tính mặc nhiên của doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo văn hóa doanh nghiệp sẽ mang tác động tích cực đến sự phát triển của doanh nghiệp, thì chủ thể doanh nghiệp phải có những định hướng phát triển văn hóa cho phù hợp.

- Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với trình độ và sự phát triển của doanh nghiệp: Tùy theo trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà văn hóa doanh nghiệp sẽ được xác lập và phát triển một cách tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và sự gắn kết nhân viên với tổ chức của ngân hàng TMCP á châu tại khu vực TP HCM (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)