3.2. Nghĩa vụ chứng minh tài sản khơng có tranh chấp
3.2.2.1. Công văn hướng dẫn nghiệp vụ công chứng
Công văn hướng dẫn nghiệp vụ không đương nhiên là một văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên nó mang ý chí của “nhà cầm quyền”, đơn vị chủ quản, quản lý của TCHNCC như: Bộ Tư pháp, Cục bổ trợ Tư pháp, Sở Tư pháp. Nhìn chung, những Công văn này không được công khai, thông báo đến người dân, nhưng trên thực tế, nội dung của những Cơng văn này có thể “khơng phù hợp” với quy định pháp luật và đạo đức hành nghề công chứng hoặc nội dung hướng dẫn chỉ mang tính khẳng định lại quy định pháp luật như: Cơng văn số 422/STP-BTTP ngày 11/5/2011 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc chấn chỉnh hoạt động của TCHNCC (thời điểm này LCC năm 2014 chưa được ban hành, chi tiết xem Phụ lục 02), tại ý kiến thứ hai của Sở Tư pháp có ghi nhận việc gợi ý, chấp thuận cho Công chứng viên có thể sử dụng quyền hạn theo khoản 4 Điều 35 LCC năm 2006 nhằm loại bỏ trách nhiệm của Cơng chứng viên (đã trình bày tại Chương 2 của Luận văn này) và Công văn số 1884/STP-BTTP ngày 11/10/2019 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc trả lời Công văn số 89/PCC2 ngày 23/7/2019 của Phịng Cơng chứng số 2 tỉnh Bình Dương (chi tiết xem Phụ lục 15), tại cả hai nội dung trả lời, Sở Tư pháp chỉ viện dẫn quy định pháp luật, thủ tục hành chính và u cầu Phịng Cơng chứng số 2 chủ động cập nhật, nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành, cụ thể: “u cầu Phịng Cơng chứng số 2 chủ động cập nhật, nghiên cứu các quy
định pháp luật hiện hành: Luật Công chứng, các văn bản pháp luật khác có liên quan và thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố để thực hiện giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng của người dân đảm bảo theo quy định pháp luật”; “u cầu Phịng Cơng chứng số 2 nghiên cứu và áp dụng đúng theo quy định pháp luật”, tuy nhiên, khi Phịng Cơng chứng số 2 có nội dung hỏi theo
Cơng văn số 89/PCC2 ngày 23/7/2019 (chi tiết xem Phụ lục 16) với mục đích nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể của Sở Tư pháp, nhưng nội dung trả lời của Sở Tư pháp không thật sự rõ ràng, cụ thể, không giải quyết được vấn đề. Cho nên, tác giả kiến nghị, đối với các Cơng văn có nội dung hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ; Cơng văn trả lời khó khăn, vướng mắc; Cơng văn cho ý kiến về vụ việc cụ thể thì cơ quan chủ quản, quản lý về hoạt động công chứng phải chỉ ra được cái “sai”, hướng dẫn cụ thể cách thực hiện đúng quy định pháp luật, đồng thời nội dung hướng dẫn, chỉ đạo không được “gợi mở” cho TCHNCC và Công chứng viên làm căn cứ vi phạm quyền lợi của người dân, người yêu cầu công chứng, cũng như không phù hợp với đạo đức hành nghề cơng chứng24. Bên cạnh đó, nội dung Cơng văn của các cơ quan hướng dẫn, chỉ đạo về hoạt động công chứng, cùng một nội dung phải thống nhất với nhau, khơng để xảy ra tình trạng cơ quan cấp trên hướng dẫn thực hiện nhưng cơ quan cấp dưới thanh tra xử lý vi phạm.