Kiến nghị sửa đổi thông tư 257/2016/TT-BTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – thực tế tại tỉnh bình dương (Trang 95 - 96)

3.2. Nghĩa vụ chứng minh tài sản khơng có tranh chấp

3.3.1. Kiến nghị sửa đổi thông tư 257/2016/TT-BTC

Kiến nghị sửa đổi điểm a.a6 khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC từ: “a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay” thành:

“a6) Công chứng hợp đồng cầm cố tài sản và hợp đồng thế chấp tài sản: - Công chứng hợp đồng cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay;

- Cơng chứng hợp đồng thế chấp tài sản: Tính trên giá trị khoản vay hoặc số tiền vay hoặc giá trị tài sản.

Trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có dẫn chiếu đến hợp đồng tín dụng, hợp đồng thấu chi, hợp đồng cho vay hoặc hợp đồng, văn bản khác thể hiện số tiền vay được ký kết giữa TCTD và bên đi vay (gọi chung là hợp đồng tín dụng) thì tính trên tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng được dẫn chiếu

trong hợp đồng thế chấp; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản vừa ghi giá trị khoản vay vừa dẫn chiếu hợp đồng tín dụng thì áp dụng thu phí trên giá trị khoản vay.

Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm chỉ đảm bảo một phần hợp đồng tín dụng được dẫn chiếu trong hợp đồng thế chấp hoặc trường hợp tổng số tiền vay trong hợp đồng tín dụng lớn hơn giá trị tài sản tại thời điểm công chứng hoặc trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản không thể hiện giá trị khoản vay và khơng dẫn chiếu hợp đồng tín dụng thì thu phí trên giá trị tài sản.”

Như vậy, việc quy định từng trường hợp cụ thể như trên có thể bảo vệ quyền lợi của chủ thể thế chấp một cách hiệu quả nhất. Về tổng thể, khi nhìn vào điều luật TCHNCC và người yêu cầu công chứng đều thấy ngay việc thu phí cơng chứng dựa trên ba yếu tố là giá trị khoản vay, số tiền vay và giá trị tài sản. Quy định này cũng đưa ra được các trường hợp đặc biệt như một tài sản bảo đảm một phần nghĩa vụ hay một tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, trong đó giá trị bảo đảm có thể lớn hoặc nhỏ hơn số tiền vay. Thay vì theo quy định cũ, nếu trường hợp khơng ghi giá trị khoản vay trong hợp đồng thế chấp thì chủ thể thế chấp bắt buộc phải đóng phí theo giá trị tài sản, nhưng theo quy định này, chủ thể thế chấp có thể sẽ được đóng phí theo số tiền vay trong hợp đồng tín dụng hoặc trường hợp số tiền vay lớn hơn giá trị tài sản; giá trị bảo đảm chỉ đảm bảo một phần hợp đồng tín dụng; hợp đồng thế chấp không ghi giá trị khoản vay và dẫn chiếu hợp đồng tín dụng thì chủ thể thế chấp “mới” bị bắt buộc đóng phí cơng chứng được tính trên giá trị tài sản. Như vậy, theo quy định này, trong trường hợp “bất đắc dĩ” thì chủ thể thế chấp “mới” phải đóng phí trên giá trị tài sản, chủ thể thế chấp luôn được tạo điều kiện để có thể đóng mức phí thực theo số tiền vay, giá trị khoản vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất – thực tế tại tỉnh bình dương (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)