CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng bán lẻ
Tín dụng bán lẻ là một bộ phận quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của ngân hàng nên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng bán lẻ. Theo Đường Thị Thanh Hải (2014), hiệu quả tín dụng bán lẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố thuộc về ngân hàng và yếu tố không thuộc về ngân hàng.
2.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Các nhân tố thuộc về ngân hàng giữ vai trò quyết định tới hiệu quả tín dụng bán lẻ. Đây là những yếu tố chủ quan có thể kiểm sốt được từ ngân hàng, bao gồm:
định hướng chiến lược kinh doanh, huy động vốn, bộ máy quản lý, cán bộ tín dụng, quy trình vận hành và kiểm sốt khoản vay, cơ sở hạ tầng cơng nghệ.
2.3.1.1 Chính sách tín dung, chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Quản trị doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng có vai trị rất quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh ngân hàng phù hợp (J.M.Groeneveld, J.M.Wagemakers, 2004). Trong chiến lược kinh doanh ngân hàng, chính sách cho vay đóng vai trị điều tiết các mặt hoạt động của ngân hàng và tác động đến hoạt động huy động vốn, điều hành lãi suất cho vay, cung cấp các sản phẩm tín dụng, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng.
Tùy theo từng thời kỳ, chính sách tín dụng có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường và chính sách của Chính phủ. Một chính sách tín dụng đúng đắn được đưa ra sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng tối ưu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng, đảm bảo an tồn trong kinh doanh, là điều kiện quan trọng nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để khơng rơi vảo thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân hàng thương mại mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.
2.3.1.2 Khả năng huy động nguồn vốn của ngân hàng
Quy mô và cơ cấu vốn quyết định lựa chọn các hình thức đầu tư của ngân hàng thương mại. Nguyên tắc cơ bản mà ngân hàng cũng như các doanh nghiệp tuân thủ trong hoạt động kinh doanh là thời gian huy động vốn tương ứng với thời gian sử dụng vốn. Nếu ngân hàng sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì có thể xảy ra tình trạng khơng thanh tốn kịp thời cho những khoản huy động ngắn hạn trong khi các khoản vay trung dài hạn chưa đến hạn và nguồn tiền gửi mới thì chưa huy động được, lúc này đòi hỏi phải huy động nguồn vốn có chi phí cao hơn từ ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác
2.3.1.3 Chất lượng bộ máy tổ chức, quản lý hệ thống ngân hàng
Bộ máy tổ chức ngân hàng phải sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý,… tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn. Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn cho vay.
2.3.1.4 Chất lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng
Chất lượng cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Sự thành công trong hoạt động tín dụng phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Cán bộ là người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng, do đó họ cần phải phân tích kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án của khách hàng vay vốn, quản lý và giám sát tình hình sử dụng vốn vay. Cán bộ tín dụng giỏi về chun mơn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lượng cơng tác tín dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.
2.3.1.5 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng bao gồm những quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn vay, được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, giải ngân vốn vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn cho đến khi thu hồi được nợ. Hiệu quả tín dụng có đảm bảo hay khơng phục thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.
2.3.1.6 Hệ thống thơng tin tín dụng
Thơng tin tín dụng có vai trị quan trọng trong quản lý chất lượng tín dụng. Nhờ có thơng tin tín dụng, ngân hàng mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và cần thiết có liên quan đến hoạt động tín dụng, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Thơng tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn có sẵn ở ngân hàng qua hồ sơ khách hàng, qua các báo cáo định kỳ khách hàng gửi cho ngân hàng theo quy
định (như bảng tổng kết tài sản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính) và từ hệ thống quản lý thông tin (CIC) của ngân hàng nhà nước, từ các cơ quan chuyên quản lý thơng tin tín dụng ở trong và ngồi nước, từ các nguồn thông tin khác. Thơng tin các chính xác và tồn diện thì khả năng phịng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn, khả năng mang lại hiệu quả tín dụng càng cao.
2.3.1.7 Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ
Hoạt động tín dụng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn mà nếu chúng ta khơng kiểm tra kiểm sốt thường xun thì sẽ khơng ngăn chặn và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cũng như bảo vệ được tài sản, đội ngũ cán bộ và uy tín của ngân hàng. Vì vậy, việc bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt, trung thực, khách quan thực hiện công tác kiểm tra thanh tra giám sát là vấn đề không một ngân hàng nào được coi nhẹ.
2.3.1.8 Công nghệ
Ngày nay, để bảo mật thông tin khách hàng và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tài chính, các ngân hàng đẩy mạnh việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tại Mỹ, hiện nay có ba cơng nghệ xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường tín dụng bán lẻ và cũng là nhân tố thay đổi quan trọng với các khu vực khác tại châu Mỹ: tạo khoản vay trực tuyến, nộp hồ sơ qua điện thoại và đưa ra quyết định tín dụng tăng dần. Cả ba công nghệ này đã chứng minh được hiệu quả thực tế ấn tượng trong việc thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng và cải thiện hiệu suất làm việc. Nói chung, cơng nghệ giúp q trình giải quyết hồ sơ nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
2.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 2.3.2.1 Nhân tố khách hàng 2.3.2.1 Nhân tố khách hàng
Thứ nhất, năng lực tài chính của khách hàng. Với mỗi cán bộ tín dụng, vấn đề được quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản
về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng khơng ổn định.
Thứ hai, nhu cầu, thói quen và đạo đức của khách hàng. Ngoài những nhân tố kể trên còn kể đến các nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay khách hàng cá nhân, đó là đạo đức khách hàng. Nếu như khách hàng là người có ý thức trả nợ tốt, rủi ro tín dụng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, các quy định khác cũng sẽ không quá khắt khe.
2.3.2.2 Chủ trương, chính sách của Ngân hàng Trung ương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước có thẩm quyền
NHNN đưa ra những định hướng lớn và hướng dẫn chi tiết về hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Hiệu quả tín dụng tại NHTM cũng chịu ảnh hưởng của những chủ trương, chính sách đó.
Nếu chính sách của nhà nước (như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu,…) không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng) trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn bị giảm sút.
2.3.2.3 Môi trường kinh tế, chính trị
Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hưởng lớn tới mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao và mở rộng cho vay, ngược lại nền kinh tế khơng ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay biến động lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hồi vốn vay của NHTM.
Khi tình trạng lạm phát gia tăng cao trong nền kinh tế kéo theo lãi suất huy động vốn tăng, chi phí từ hoạt động tín dụng tăng trong khi ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, trong đó có hạn chế cho vay dẫn đến nguồn
thu từ lãi của ngân hàng suy giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nói chung và cho khách hàng bán lẻ nói riêng.
Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011), Guo và Stepanyan (2011) khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng tăng lên. GDP tăng thể hiện nền kinh tế có dấu hiệu tốt từ đó tạo ra mơi trường ổn định cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.