CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.4 Một số nghiên cứu về nâng cao hiệu quả tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
thương mại
Manju Puri, Jorg Rochool, Sascha Steffen (2009) đã có những nghên cứu về phân biệt tác động giữa cung và cầu trong trong cho vay bán lẻ toàn cầu hậu khủng hoảng tài chính Mỹ.
Nghiên cứu đã xem xét những ảnh hưởng ở quy mô rộng lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lên hiệu quả cho vay bán lẻ trên toàn cầu. Đặc biệt, nghiên cứu về cho vay bán lẻ tại Đức sử dụng dữ liệu của các ngân hàng trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2008, khi đó các tác giả đã thấy được rất nhiều hồ sơ vay và các khoản vay được chấp thuận. Nghiên cứu giúp phân biệt những hiệu ứng phụ của cung và cầu của cho vay bán lẻ và thấy rằng khủng hoảng tài chính Mỹ đã gây ra hiện tượng giảm nguồn cung cho vay bán lẻ tại Đức. Các tác giả thấy rằng mối quan hệ giữa ngân hàng – người gửi tiền giúp làm giảm bớt những hiệu ứng phụ của nguồn cung.
Theo tác giả N.Grace (2012) trong phân tích về hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya.
Rủi ro là yếu tố giữ vai trị quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, nghiên cứu được sử dụng để tìm hiểu nhiều hơn về yếu tố này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro tín dụng ln là mối quan tâm không chỉ của ngân hàng mà toàn bộ doanh nghiệp vì rủi ro của một đối tác thương mại không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến công việc của các đối tác khác. Nghiên cứu đã tìm cách để xem xét ảnh hưởng của
hình đã nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa hai biến thể hiện rủi ro tín dụng và các hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo của 26 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007-2011 của Kenya. Các dữ liệu thu thập được đưa vào phân tích hồi quy. Kết quả đầu ra thu được thông qua sử dụng thống kê Khoa học Xã hội.
Trong mơ hình lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng như các chỉ số lợi nhuận, trong khi các khoản nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) là các chỉ số quản lý rủi ro tín dụng.
Nghiên cứu này cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa hiệu quả tài chính (thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận) và quản lý rủi ro tín dụng (thể hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và an tồn vốn. Các kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ an tồn vốn (CAR) có tác động tiêu cực và tương đối đáng kể đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trong đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ành hưởng đến ROE nhiều hơn so với tỷ lệ an toàn vốn (CAR).
Từ mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng cần xây dựng cho mình hệ thống phân loại rủi ro tín dụng.
Theo tác giả Nguyễn Thị Như Thủy (2015) về việc đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, chủ yếu tập
trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2009- 2013. Trong giai đoạn này, tỷ lệ dư nợ bán lẻ của chi nhánh chiếm hơn 50% tổng dư nợ và là yếu tố quan trọng. Do đó, các yếu tố đo lường hiệu quả cho vay có thể xem xét để đo lường hiệu quả cho vay bán lẻ, cụ thể, tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về cho vay, hiệu quả cho vay, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả cho vay đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam.
Trong nghiên cứu, tác giả đã thống nhất và nêu ra được các nhân tố đo lường hiệu quả cho vay là nhóm nhân tố chung bao gồm: quy mô cho vay, tốc độ tăng
trưởng doanh số cho vay và nhân tố đánh giá trực tiếp bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro cho vay, hệ số thu nợ, vịng quay tín dụng.
Tác giả Trần Anh Phú (2014) với nghiên cứu về giải pháp nâng cao cho vay
tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn, tác
giả đã sử dụng phương pháp phân tích số liệu thực trạng cho vay tiêu dùng của NH TMCP Cơng Thương Việt Nam – Chi nhánh Sài Gịn từ năm 2011 đến năm 2013, đồng thời khảo sát mức độ hài lòng các khách hàng đang sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.
Tác giả đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ngân hàng và đồng thời đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng về các yếu tố: giá cả, cảm nhận, sự tin cậy, năng lực phục vụ, nhân tố đồng càm, mức độ đáp ứng yêu cầu, phương tiện hữu hình. Tác giả cũng đưa nhận định trong tình hình cạnh tranh hiện nay, bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ là chìa khóa cần thiết cho các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng, làm hài lịng khách hàng, từ đó giữ vững thị phần khách hàng, đồng thời gia tăng doanh thu, mở rộng và phát triển dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân, nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng.
Thông qua việc tiếp cận các bài nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại, luận văn thống nhất đưa ra một số nhân tố có tác động đến hoạt động tín dụng bán lẻ như:
Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng bán lẻ: Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng bán lẻ, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hóa sản phẩm cần phải được thực hiện phù hợp với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu ngược lại, việc triển khai quá nhiều sản
phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không đạt hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức mà ngân hàng có thể đáp ứng.
Nhu cầu của khách hàng ngày cành đa dạng nên ngân hàng phải khơng ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng tốt nhất, tiện ích nhất, đáp ứng các nhu cầu vốn khi khách hàng cần. Sản phẩm càng đa dạng, ngân hàng càng khai thác được những nhu cầu tiềm năng của khách hàng, từ đó mở rộng thị phần của ngân hàng tại địa bàn hoạt động. Ngoài ra, các ngân hàng đa năng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ tín dụng như bảo hiểm tín dụng, dịch vụ nhà đất (thủ tục pháp lý sang tên đăng bộ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,…) giúp ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn mà cũng tránh bớt rủi ro trong kinh doanh.
Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thẻ phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá thông qua sự so sánh với chính sách tín dụng của các ngân hàng khác. Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng thể hiện ở lãi suất tín dụng, cam kết giải ngân và các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng.
Chính sách lãi suất tín dụng thể hiện ở phương thức tính lãi vay (tính trên dư nợ giảm dần hay dư nợ ban đầu), biên độ và kỳ hạn thay đổi lãi suất. Lãi suất huy động và tín dụng quyết định chi phí và thu thập của NHCT. Cam kết giải ngân: thể hiện ngân hàng có sẵn lịng giải ngân sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực và khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn vay khơng.
Các loại phí liên quan đến hồ sơ tín dụng như phí thẩm định tài sản bảo đảm, phí thu xếp vốn, phí cam kết rút vốn, phí trả nợ trước hạn, phí phạt chậm trả nợ, phí quản lý tài sản. Khi các ngân hàng đều có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với nền tảng sản phẩm tín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn.
Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, chủ yếu là rủi ro xảy ra đối với ngân hàng là chính và xuất phát từ nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan.
Một trong những nghiệp vụ hoạt động nhằm mục đích giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro trên là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sốt. Cơng việc này khơng chỉ thực hiện đối với khách hàng mà còn được thực hiện với chính ngân hàng, kiên quyết loại trừ những cán bộ mất phẩm chất, tiêu cực, tham ô, tham nhũng gây thất thốt tài sản làm mất uy tín ngân hàng.
Nâng cao hoạt động tín dụng đồng thời là việc địi hỏi ngân hàng ngăn chặn, phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói riêng và tất cả hoạt động nói chung của ngân hàng như bảo vệ được tài sản, đội ngũ cán bộ uy tín của ngân hàng. Muốn vậy, việc bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và trách nhiệm cao, phẩm chất tốt, trung thực, khách quan thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra giám sát là vấn đề mà ngân hàng cần phải quan tâm.
Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các ngân hàng thương mại nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đã đặt ra, là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn, các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Huy động nguồn vốn, nâng cao uy tín, tìm kiếm lợi nhuận mà đặc biệt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ln là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi ngân hàng thương mại. Để đạt được mục tiêu đề ra, mỗi ngân hàng phải có những chính sách marketing khác nhau để đạt được những mục đích đó.
Marketing tín dụng là một phận của hoạt động marketing ngân hàng. Do đó marketing tín dụng có thể được hiểu là tư vấn khách hàng về xây dựng các dự án, phương án vay vón, lựa chọn các hình thức, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhằm giúp ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Qua đó, ngân hàng thực hiện đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các hình thức
Chiến lược tín dụng cá nhân là tìm kiếm một kế hoạch để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Chiếc lược tín dụng là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Một chiến lược cần các yếu tố như: mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh, các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi. Các yếu tố này cần sự nhất quán với nhau, xây dựng được chiến lược tín dụng bán lẻ tức là cần phải xác định được kết quả kỳ vọng khi cấp tín dụng, tăng trưởng tín dụng, chất lượng, giá trị khách hàng. Các mục tiêu chiến lược đúng đắn sẽ định hướng cho ngân hàng đi theo hướng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên lựa chọn phạm vi chến lược để có thể đáp ứng một hoạt nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng và cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Chiến lược tín dụng bán lẻ nhằm tạo ra sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu của khách hàng và hướng tới khách hàng, đồng thời xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả đảm bảo cho tăng trưởng bền vững. Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đơng. Ngân hàng thương mại thường đưa ra chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống được vận hành liên tục, thông suốt đồng thời gắn kết được toàn thể nhân viên ngân hàng.