Cung thanh khoản, cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại

3.1.2 Cung thanh khoản, cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản

- Cung thanh khoản là các nguồn vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng và cung cấp khả năng thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: Tiền mặt; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; Các khoản cho vay các tổ chức tín dụng được hồn trả; Các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân được hoàn trả; Các khoản đầu tư chứng khoán đến hạn; Huy động tiền gửi từ các tổ chức tín kinh tế, cá nhân; Phát hành giấy tờ có giá; Vay cầm cố, vay chiết khấu NHNN; Nhận tiền gửi kho bạc nhà nước, nhận tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác.

Trong các thành phần hình thành nên cung thanh khoản thì thành phần huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân đóng vai trị quan trọng nhất, quyết định quy mô tài sản của một ngân hàng.

- Cầu thanh khoản là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng bao gồm: Nhu cầu rút tiền gửi của kho bạc nhà nước; Nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức tín dụng; Vay NHNN đến hạn; Vay tổ chức tín dụng khác đến hạn; Nhu cầu rút tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và tổ chức kinh tế; Nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, rút tiền gửi trước hạn của tổ chức kinh tế, dân cư; Vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá đến hạn; Các tài sản nợ khác; Dự trữ bắt buộc; Cam kết cho vay; Các khoản cho vay được cam kết trong tương lai; Hợp đồng repo đến hạn; Cam kết mua kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Hai yếu tố quyết định sự biến động của thanh khoản là nhu cầu rút tiền của khách hàng và các khoản cho vay được ngân hàng cam kết.

Trạng thái thanh khoản ròng (Khe hở thanh khoản- NLP) là hiệu số giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản được tính như sau:

NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản

Có 3 trường hợp trạng thái thanh khoản như sau: thặng dư thanh khoản, thâm hụt thanh khoản, cân bằng thanh khoản. Thực tế trường hợp cân bằng thanh khoản rất hiếm khi xảy ra.

+ Thặng dư thanh khoản (NPL>0): là trường hợp cung thanh khoản > cầu thanh khoản, tức là nguồn cung thanh khoản đang cịn dư thừa, khơng được sử dụng hết, xảy ra trong trường hợp nền kinh tế kém hiệu quả, khơng có nhiều cơ hội để đầu tư, kinh doanh, khi đó các nhà quản trị ngân hàng sẽ cân nhắc nên đầu tư, sử dụng nguồn cung thanh khoản một cách hợp lý và hiệu quả như: đưa ra chính sách tiếp cận thị trường để cho vay, đầu tư chứng khoán, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, gửi tiền tại các TCTD khác.

+ Thâm hụt thanh khoản (NPL<0): là trường hợp cung thanh khoản < cầu thanh khoản, tức là ngân hàng đang đối mặt với khó khăn về tài chính. Khi đó ngân hàng dễ mất đi các cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng dẫn đến việc huy động vốn và cho vay khó khăn hơn. Nhà quản trị nên áp dụng các biện pháp như sử dụng nguồn dự trữ bắt buộc dôi ra, bán đi các

nguồn dự trữ thứ cấp, vay liên ngân hàng, vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, phát hành chứng chỉ tiền gửi,…

+ Cân bằng thanh khoản (NPL=0): là trường hợp cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, là trạng thái lý tưởng mà các ngân hàng đều muốn đạt được, tuy nhiên trên thực tế rất khó xảy ra trạng thái này.

Việc đánh giá trạng thái thanh khoản là việc quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM. Trạng thái cân bằng thanh khoản rất khó xảy ra, vì vậy các ngân hàng thường xuyên đối mặt với trạng thái thặng dư thanh khoản hoặc thâm hụt thanh khoản. Khi đó, địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng quyết định đâu là giải pháp cần thiết và hiệu quả nhất để sử dụng nguồn cung thanh khoản đang thặng dư hợp lý, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hoặc cân nhắc chi phí hợp lý cho việc huy động được nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản trong trường hợp thâm hụt thanh khoản. Những quyết định đúng lúc của các nhà quản trị giúp cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn đang thặng dư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời giúp giải quyết các vấn đề về thanh khoản, nâng cao khả năng thanh khoản, chú trọng nâng cao uy tín của ngân hàng, tránh tình trạng đối mặt với kém thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)