Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5.2 Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gịn Thương Tín

5.2.1 Quản lý và xử lý nợ xấu nghiêm ngặt

- Trung tâm xử lý nợ nói riêng và tồn hệ thống Sacombank nói chung nên thực hiện đánh giá thường xuyên các khoản nợ xấu đang tồn đọng, đang và sẽ trở

thành nợ xấu một cách trung thực và khách quan nhất ứng với từng khoản vay bằng những báo cáo, số liệu, thông tin thị trường. Dựa vào đánh giá đó sẽ đưa ra được hướng giải quyết có hiệu quả đối với các khoản nợ xấu .

- Thực hiện bán lại những khoản nợ xấu có khả năng mất vốn và khơng thu hồi được nhưng có tài sản đảm bảo cho cơng ty mua bán nợ ví dụ như Cơng ty quản lý tài sản VAMC,… mục đích để thu hồi lại vốn hoặc một phần vốn một cách nhanh chóng dựa vào nguồn hỗ trợ ngồi ngân hàng.

- Dùng quỹ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng giải quyết các khoản nợ khơng thu hồi được.

- Phân loại các khoản nợ, thực hiện trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu định kỳ đúng tỷ lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tránh tình trạng trích lập dự phịng khơng đúng tỷ lệ quy định ảnh hưởng đến các vấn đề về an toàn hoạt động và thanh khoản của ngân hàng, đồng thời theo dõi các khoản nợ để lên phương án thu hồi hiệu quả.

- Tăng trưởng dư nợ tín dụng ở những lĩnh vực ít rủi ro như nông nghiệp, xuất nhập khẩu,… hạn chế cho vay ở những lĩnh vực có nhiều rủi ro như chứng khoán, bất động sản,...

5.2.2 Đảm bảo tỷ suất sinh lợi của ngân hàng ở mức hợp lý

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên thanh khoản tại Sacombank. Khi ROE tăng 1 đơn vị thì khả năng thanh khoản Sacombank giảm 0,7587 - 0.8351 đơn vị, do đó, để nâng cao thanh khoản thì phải giữ tỷ suất sinh lợi ở mức độ hợp lý nghĩa là đảm bảo giữ cho ROE tăng thấp hơn hoặc bằng 1 đơn vị (hay 100%) để hạn chế khả năng thanh khoản giảm đáng kể. Theo đó, để đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng vừa đảm bảo nâng cao thanh khoản bằng một số giải pháp như sau:

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn, dự báo thị trường để đầu tư có hiệu quả vào các tài sản có tính thanh khoản cao. Đồng thời duy trì một tỷ lệ dự trữ các tài sản có tính thanh khoản cao trong ngưỡng an toàn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước đồng thời đảm bảo thanh khoản cho trường hợp bất ngờ

nhu cầu rút tiền lớn đột ngột của toàn hệ thống,…

- Tập trung nâng cao năng lực tài chính thơng qua việc tăng vốn tự có, chất lượng tài sản. Trước hết, ngân hàng phải tăng vốn điều lệ theo lộ trình đã hoạch định, nâng cao vị thế của ngân hàng trong lịng khách hàng. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn với nội dung hấp dẫn, dựa vào vị thế, uy tín của ngân hàng, chất lượng chăm sóc khách hàng để thu hút nguồn vốn ngắn hạn – trung – dài hạn từ tổ chức và dân cư, ngân hàng đảm bảo chi phí trong việc huy động ở mức hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản ở bất cứ thời điểm nào và hạn chế tối đa rủi ro thanh khoản. Thêm vào đó, Sacombank nên tập trung huy động nguồn vốn trung dài hạn với tỷ lệ cao, đây nguồn vốn sử dụng cho vay trung dài hạn hiệu quả thu được lợi nhuận đều và ổn định cho ngân hàng.

- Xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn, điều chỉnh tỷ lệ dư nợ cho vay và nguồn vốn huy động, hạn chế cho vay ở các lĩnh vực mang nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng,… Nên đầu tư trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHNN đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản khi có vấn đề thanh khoản xảy ra.

- Sử dụng địn bẩy tài chính một cách có hiệu quả để tăng lợi nhuận đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng, hạn chế rủi ro thanh khoản.

5.2.3 Cân đối chênh lệch lãi suất cho vay ngắn hạn với lãi suất huy động ngắn hạn hợp lý

- Ngân hàng nên giữ biên độ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động một cách hợp lý, ổn định, không đẩy lãi suất cho vay lên quá cao khi lãi suất huy động đang thấp. Đồng thời thực hiện chăm sóc khách hàng vay thật tốt sau khi giải ngân để khách hàng vay là nguồn thu lãi ổn định cho ngân hàng nhằm nâng cao tính thanh khoản cho ngân hàng.

- Chú trọng cơng tác huy động và chăm sóc khách hàng sau huy động tránh tình trạng khách hàng so sánh lãi suất huy động của các ngân hàng và rời đi, đồng thời xây dựng lãi suất huy động một cách hợp lý thu hút khách hàng tiền gửi theo từng giai đoạn thời gian, biến động của thị trường và phù hợp với cơ chế lãi suất

theo quy định NHNN.

5.2.4 Linh động kinh doanh theo tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Thực hiện dự báo tình hình kinh tế vĩ mơ thơng qua tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nắm bắt kịp thời độ tăng trưởng kinh tế, khi nền kinh tế suy giảm, ngân hàng nên nắm giữ nhiều tài sản có tính thanh khoản cao và khi nền kinh tế tăng trưởng, ngân hàng nên nắm giữ ít tài sản có tính thanh khoản cao.

- Ngân hàng nên xem xét thành lập bộ phận Quản lý rủi ro thị trường, hoạt động chủ yếu là tìm hiểu về các vấn đề kinh tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tìm hiểu tình hình biến động thị trường, các lĩnh vực ngành nghề, từ đó tham mưu liên quan các quyết định về quản trị thanh khoản của ALCO, để chiến lược quản trị thanh khoản đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)