Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương

mại

3.2.1 Yếu tố vĩ mô

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện sự phát triển của nền kinh tế tại một quốc gia. Trên cơ sở lý thuyết về thanh khoản tại ngân hàng, Vodova (2011) có cùng quan điểm khi nền kinh tế phát triển, ngân hàng thường có xu hướng tăng đầu tư kênh mang lại lợi nhuận cao, khi đó ngân hàng nắm giữ ít những tài sản có tính thanh khoản cao đồng thời phải chịu chi phí huy động vốn, nợ có lãi suất cao. Theo Aspachs & cộng sự (2005), ngân hàng thường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao khi nền kinh tế suy giảm, và sẽ ít nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao khi có

cơ hội đầu tư cho vay thích hợp trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng. Ngược lại C.Rauch & cộng sự (2010) và Doriana Cucinelli (2013) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì thanh khoản càng cao.

- Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là một chỉ số kinh tế quan trọng trong nền kinh tế chỉ sự gia tăng giá cả trong nền kinh tế và làm mất giá trị của tiền tệ, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngành kinh tế, làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng các khoản tiền lương và các khoản chi phí khác. Ngân hàng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi lạm phát tăng, dẫn đến lượng dự trữ thanh khoản bị giảm sút. Bên cạnh đó, lạm phát tăng dẫn đến các hoạt động kinh doanh khác cũng gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp khơng thể trả nợ cho ngân hàng hoặc thậm chí doanh nghiệp bị phá sản, mất khả năng thanh toán cho ngân hàng, làm cho các khoản nợ xấu tăng lên đáng kể, nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất cao, theo đó khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ bị suy giảm một cách trầm trọng.

Theo Vodova (2011), Moussa (2015) lạm phát có tác động ngược chiều lên thanh khoản ngân hàng, theo Ionica Munteanu (2012) lạm phát có tác động cùng chiều lên thanh khoản. Khi lạm phát tăng, sẽ làm giảm tỷ lệ lợi nhuận kể cả bằng tiền và bằng tài sản đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến lãi suất thực và vốn của ngân hàng, do đó làm tăng nợ xấu, giá trị tài sản thế chấp bị giảm đi, khi đó tài sản có tính thanh khoản của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

3.2.2 Yếu tố nội tại ngân hàng

- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy cơ cấu vốn của ngân hàng, khả năng tự tài trợ bằng nguồn vốn của ngân hàng, năng lực tài chính đồng thời cho thấy hiệu quả và an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp, chứng tỏ ngân hàng sử dụng địn bẩy tài chính là chủ yếu, mang nhiều rủi ro tài chính, rất có thể dẫn đến lợi nhuận ngân hàng thấp nhưng chi phí cao. Mặt khác, ngân hàng thường sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư

mua các tài sản cố định hoặc mua các tài sản có tính thanh khoản cao nhằm làm nguồn cung thanh khoản để xoay sở khi cần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Các kết quả nghiên cứu cho thấy không đồng nhất về sự tác động của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản lên thanh khoản như Vodova (2011) cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều lên thanh khoản, Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) cho rằng khi ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao thì khả năng thanh khoản càng thấp.

- Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ mà ngân hàng rất khó khăn khi thu hồi, thậm chí có khả năng mất vốn, khách hàng vay không trả nợ đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng, vì vậy nợ xấu có tác động tiêu cực đến người cho vay, tổ chức cho vay, các ngân hàng và có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn. Mặt khác có thể nói nợ xấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng và cả trong nền kinh tế. Ngân hàng là trung gian tài chính chuyển tiếp nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi cần vốn qua đó thu được lợi nhuận, nhưng tiềm ẩn rủi ro rất cao, nếu ngân hàng cho vay không đúng đối tượng hoặc quản lý không sát sao và chặt chẽ thì các khoản vay rất dễ trở thành nợ xấu. Một khi nợ xấu tăng lập tức làm chất lượng tài sản giảm xuống đáng kể, tăng các rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đồng thời ảnh hưởng đến nguồn cung cho vay, uy tín ngân hàng, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. Nghiên cứu của Vodova (2011), cho thấy tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều lên thanh khoản. Ngược lại Lucchetta (2007) đã có kết luận tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều lên thanh khoản. Trong khi Thân Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) khơng tìm thấy sự tác động nào của tỷ lệ nợ xấu lên khả năng thanh khoản.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là yếu tố đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu, đây là một trong những nguồn sinh lợi cao cho ngân hàng ví dụ như nguồn vốn huy động tài trợ cho các khoản cho vay khách hàng. Tuy nhiên khả năng sinh lợi từ khoản cho vay càng cao thì chứa

đựng yếu tố rủi ro làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều lên thanh khoản nghĩa là tỷ suất sinh lợi càng cao, khả năng thanh khoản càng cao. Tác động này giống với nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Thanh Dung (2016), Lucchetta (2007). Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều lên thanh khoản, khi đó ngân hàng phải cân bằng được giữa lợi nhuận và thanh khoản, ngân hàng muốn có được thanh khoản tốt thì phải chấp nhận mức lợi nhuận thấp; nếu ngân hàng muốn có được lợi nhuận cao thì ngân hàng chấp nhận thanh khoản yếu, tác động này phù hợp với nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005), Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016). Trong khi đó Vodova (2011) khơng tìm thấy sự tác động giữa tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và thanh khoản.

- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn

Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn của một ngân hàng là chênh lệch giữa khoản chi phí người đi vay phải trả cho ngân hàng và khoản lãi tiền gửi người gửi tiền nhận được, cho thấy kết quả của hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu khoản chênh lệch này cao, lợi nhuận ngân hàng càng lớn, thực tế khi chênh lệch lãi suất vay và lãi suất huy động ngắn hạn cao sẽ kích thích ngân hàng xu hướng cho vay nhiều hơn, làm giảm tài sản có tính thanh khoản cao. Các nghiên cứu không đồng nhất về sự tác động này như Aspachs & cộng sự (2005), Doriana Cucinelli (2013) cho rằng chênh lệch lãi suất tác động cùng chiều lên thanh khoản, nhưng Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) cho thấy chênh lệch lãi suất tác động ngược chiều lên thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)