Đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.4 Đánh giá khả năng thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sà

Gịn Thương Tín

Trong giai đoạn 2008 – 2018, Sacombank đã luôn giữ được khả năng thanh khoản trong ngưỡng an toàn cho phép.

- Trong giai đoạn 2008 – 2018, đặc biệt trong những năm 2011 – 2012, sự kiện khủng hoảng tài chính tồn cầu đã ít nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Theo đó, tình hình thanh khoản của Sacombank cũng gặp khó khăn nên các tỷ số đánh giá thanh khoản hầu như theo hướng thanh khoản kém dần, tuy nhiên Sacombank vẫn giữ được trạng thái không quá kém về thanh khoản.

- Nhìn vào các tỷ số đo lường thanh khoản tại Sacombank các năm 2016 – 2018, ta thấy được thanh khoản Sacombank có chiều hướng giảm dần xuống so với chính ngân hàng trong giai đoạn trước đây, tuy nhiên có thể thấy Sacombank đã nỗ lực vẫn giữ được tình trạng thanh khoản ở mức cho phép với nguồn cung thanh khoản vẫn lớn hơn cầu thanh khoản hạn chế diễn ra tình trạng rút vốn ồ ạt, hàng loạt như các ngân hàng khác từng xảy ra trước đó.

- Sacombank ln cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm huy động, tăng cường chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng mới và hiện hữu, vì vậy Sacombank ln huy động được tiền gửi đạt ở mức cao; hoạt động cho vay và các dịch vụ đi kèm được Sacombank đẩy mạnh để tăng thu lợi nhuận đảm bảo cho thanh khoản ngân hàng tối ưu nhất có thể, đồng thời nâng cao uy tín đối với khách.

- Bên cạnh đó bộ máy quản trị thanh khoản của Sacombank luôn hoạt động bám sát tình hình thanh khoản của ngân hàng, tránh các rủi ro được nêu phía trên cho Ngân hàng.

Tuy nhiên, Sacombank cũng gặp phải một số hạn chế làm khả năng thanh khoản trong giai đoạn 2008 – 2018 kém dần, những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau:

- Tỷ lệ nợ xấu tăng cao ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản: Tiêu chuẩn quốc tế quy định các ngân hàng được phép tồn tại tỷ lệ nợ xấu dưới mức 1,5% được xem là an toàn, Sacombank đạt tỷ lệ nợ xấu nằm dưới mức an toàn trong giai đoạn 2008 - 2011 và 2013 - 2014, các năm còn lại trong giai đoạn 2015 - 2018 đều vượt quá mức an toàn đặc biệt cao nhất năm 2016 với tỷ lệ 6,91% thể hiện rủi ro mất vốn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng rất cao. Những năm 2015 – 2016 dư nợ của

Sacombank tăng rất cao, nợ xấu tăng cao, tỷ số năng lực cho vay cao, dẫn đến thanh khoản thấp. Bởi vì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, phá sản ngày càng tăng, ảnh hưởng đến việc trả nợ và lãi cho ngân hàng đó là ngun nhân chính gây nên tình trạng tăng tỷ lệ nợ xấu. Chính vì thế, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ ít nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, khả năng thanh khoản theo đó mà giảm xuống. Vì vậy, cần có biện pháp thu hồi nợ hiệu quả, giảm tỷ lệ nợ xấu tối đa tránh đối mặt với rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao dẫn đến thanh khoản có xu hướng giảm xuống: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 - 2018 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của Sacombank đạt trên 10%, riêng năm 2012 đạt 7,32%, đến giai đoạn 2015 - 2016 là giai đoạn tuột dốc của tỷ suất sinh lợi khi chỉ đạt 0,4% ở năm 2016. Khi tỷ suất sinh lợi cao tức là ngân hàng thu lãi nhiều từ việc cho vay và đầu tư nhiều, khi đó ngân hàng khơng nắm nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, chính vì thế thanh khoản có xu hướng giảm xuống.

- Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn của Sacombank khá cao làm khả năng thanh khoản kém dần: Lãi suất cho vay tăng lên hoặc giảm xuống theo lãi suất huy động của Sacombank, nếu chênh lệch lãi suất vay và huy động ngắn hạn tại Sacombank cao nghĩa là ngân hàng đang hạn chế về vốn cho vay, đẩy lãi suất vay tăng cao, khả năng đối mặt với rủi ro kém, khả năng thanh khoản kém. Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc huy động của các ngân hàng nói chung, Sacombank nói riêng. Sacombank chạy đua lãi suất huy động để có thêm lợi thế thu hút lượng lớn khách hàng tiền gửi mới hoặc rút từ ngân hàng khác sang, do vậy làm ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn của Sacombank, từ đó sẽ làm cho khả năng thanh khoản kém dần.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng cao, Sacombank tồn tại ít tài sản có tính thanh khoản: Trong mơi trường kinh tế phát triển, các doanh nghiệp thường có xu hướng đi vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh, Sacombank cho vay

nhiều thể hiện qua dư nợ tăng cao trong giai đoạn 2008 - 2018 đặc biệt tăng đột biến ở năm 2015 - 2016, khi đó Sacombank tồn tại ít tài sản có tính thanh khoản cao và thanh khoản sẽ kém.

Kết luận chương 4

Chương 4 đã phân tích thực trạng thanh khoản và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín. Đây là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản tại Sacombank trong chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯỜNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 65 - 69)