Đo lường khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại

3.1.3 Đo lường khả năng thanh khoản

Thông tư 16/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/07/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, đây là văn bản mới nhất, có giá trị và gần với tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản. Theo đó, khả năng thanh khoản của một ngân hàng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:

- Tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): Tỷ số này càng cao cho biết ngân hàng trữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền với tỷ lệ cao, có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

- Tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): Tỷ số này cho thấy mức độ ổn định của tiền gửi mà ngân hàng có tại chính ngân hàng và tại tổ chức tín dụng khác. Tỷ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản càng cao, tỷ số này giảm thì khả năng thanh khoản giảm.

- Tỷ số năng lực cho vay (L3): Dư nợ là tài sản của ngân hàng có tính thanh khoản thấp, do đó tỷ số này càng cao cho biết khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

- Tỷ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng (L4): Tỷ số này cho biết ngân hàng dùng bao nhiêu phần trăm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu tín dụng. Tỷ số này càng cao cho biết khả năng thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, dư nợ lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao và chủ yếu cho ngân hàng, do vậy, tỷ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản càng thấp nhưng có lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 34 - 35)