Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng

4.3.4 Kết quả nghiên cứu

4.3.4.1 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.6: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu Biến Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát L1 0,1322 0,2737 0,0450 0,0905 11 L2 0,1568 0,3194 0,0490 0,1108 11 L3 0,6056 0,6851 0,5115 0,0537 11 L4 0,6883 0,7704 0,5971 0,0590 11 CAP 0,0894 0,1380 0,0420 0,0248 11 NPL 0,0242 0,0691 0,0054 0,0230 11 ROE 0,0943 0,1584 0,0040 0,0508 11 IRM 0,0521 0,0896 0,0274 0,0207 11 GDP 0,0610 0,0708 0,0525 0,0062 11 INF 0,0812 0,2312 0,0088 0,0687 11 (Nguồn:Phụ lục 2)

- Biến tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): L1 có giá trị lớn nhất 0,2737; giá trị trung bình 0,1322; giá trị nhỏ nhất 0,0450; độ lệch chuẩn 0,0905.

- Biến tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): L2 có giá trị lớn nhất 0,3194; giá trị trung bình 0,1568; giá trị nhỏ nhất 0,0490; độ lệch chuẩn 0,1108.

- Biến tỷ số năng lực cho vay (L3): L3 có giá trị lớn nhất 0,6851; giá trị trung bình 0,6056; giá trị nhỏ nhất 0,5115; độ lệch chuẩn 0,0537.

- Biến tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng (L4): L4 có giá trị lớn nhất 0,7704; giá trị trung bình 0,6883; giá trị nhỏ nhất 0,5971; độ lệch chuẩn 0,0590.

- Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): CAP có giá trị lớn nhất 0,1380; giá trị trung bình 0,0894; giá trị nhỏ nhất 0,0420; độ lệch chuẩn 0,0248.

- Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL): NPL có giá trị lớn nhất 0,0691; giá trị trung bình 0,0242; giá trị nhỏ nhất 0,0054; độ lệch chuẩn 0,0230.

- Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE có giá trị lớn nhất là 0,1584; giá trị trung bình 0,0943; giá trị nhỏ nhất 0,0040; độ lệch chuẩn 0,0508.

- Biến chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn (IRM): IRM có giá trị lớn nhất 0,0896; giá trị trung bình 0,0521; giá trị nhỏ nhất 0,0274; độ lệch chuẩn 0,0207.

- Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP): GDP có giá trị lớn nhất 0,0708; giá trị trung bình 0,0610; giá trị nhỏ nhất 0,0525; độ lệch chuẩn 0,0062.

- Biến tỷ lệ lạm phát Việt Nam (INF): INF có giá trị lớn nhất 0,2312; giá trị trung bình 0,0812; giá trị nhỏ nhất 0,0088; độ lệch chuẩn 0,0687.

4.3.4.2 Ma trận tương quan

Bảng 4.7: Hệ số tương quan giữa L1 và các biến độc lập

L1 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L1 1 CAP 0,1329 1 NPL -0,3883 -0,5268 1 ROE 0,3830 0,3986 -0,6812 1 IRM -0,1447 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP -0,9340 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,1817 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.8: Hệ số tương quan giữa L2 và các biến độc lập

L2 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L2 1 CAP 0,1369 1 NPL -0,4041 -0,5268 1 ROE 0,4028 0,3986 -0,6812 1 IRM -0,1240 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP -0,9380 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,2056 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa L3 và các biến độc lập

L3 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L3 1 CAP -0,0971 1 NPL 0,3147 -0,5268 1 ROE 0,0374 0,3986 -0,6812 1 IRM 0,1754 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP 0,5960 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,0858 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa L4 và các biến độc lập

L4 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L4 1

CAP -0,3611 1 NPL 0,5481 -0,5268 1 ROE -0,2879 0,3986 -0,6812 1

IRM -0,1183 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP 0,8386 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1

INF -0,4108 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1

(Nguồn: Phụ lục 3 )

Dựa theo kết quả hệ số tương quan được chạy trên Eviews 8.1, biến CAP và INF có trị tuyệt đối hệ số tương quan là 0,8401 lớn hơn 0,8, cho thấy các cặp biến này có mối quan hệ tuyến tính với nhau, đó là hiện tượng đa cộng tuyến. Vì thế nếu mơ hình vẫn chứa biến CAP và INF thì mơ hình sẽ khơng đạt độ tin cậy cao và khó diễn giãi ý nghĩa. Do đó biến CAP và INF được đề nghị loại bỏ khỏi mơ hình hồi quy, đồng thời giữ lại các biến NPL, ROE, IRM, GDP chạy mơ hình hồi quy cho biến phụ thuộc L1, L2, L3, L4 để giải thích ý nghĩa các yếu tố ảnh hưởng.

4.3.4.3 Kiểm định giả thuyết

- Kết quả hồi quy

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L1 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L1 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL -1,8762 0,5559 0,015 ROE -0,3245 0,2217 0,1935 IRM -1,6496 0,5904 0,0314 GDP -12,4445 1,5889 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L2 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L2 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL -2,2618 0,6848 0,0164 ROE -0,3619 0,2731 0,2334 IRM -1,9270 0,7273 0,0381 GDP -15,1994 1,9574 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L3 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L3 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL 2,0365 0,8072 0,0451 ROE 0,8351 0,3219 0,0410 IRM 0,9586 0,8573 0,3062 GDP 5,9590 2,3071 0,0416

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L4 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L4 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL 1,5780 0,3937 0,0071 ROE 0,7587 0,1570 0,0029 IRM -0,1208 0,4182 0,7824 GDP 9,1454 1,1255 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4)

Sau khi chạy mơ hình hồi quy cho các biến phụ thuộc L1, L2, L3, L4, ta có được kết quả như trong các bảng 4.11- 4.14.

- Trong mơ hình hồi quy biến L1: Giá trị P - value của các biến NPL, IRM, GDP lần lượt là 0,0150; 0,0314; 0,0002 đều thỏa điều kiện nhỏ hơn 5%, riêng biến ROE có P – value là 0,1935 > 5%, do đó các biến NPL, IRM, GDP có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động đến biến phụ thuộc L1 và biến ROE khơng có tác động lên L1.

- Trong mơ hình hồi quy biến L2: Giá trị P – value của các biến NPL, IRM, GDP lần lượt là 0,0164; 0,0381; 0,0002 đều nhỏ hơn 5%, các biến này có ý nghĩa thống kê tác động đến biến phụ thuộc L2, tuy nhiên giá trị P - value của biến ROE

là 0,2334 > 5% nên kết luận rằng ROE khơng có ý nghĩa thống kê tác động đến biến phụ thuộc L2.

- Trong mơ hình hồi quy biến L3: Giá trị P - value của các biến NPL, ROE, GDP lần lượt là 0,0451; 0,041; 0,0416 đều nhỏ hơn 5%, các biến này đều có ý nghĩa thống kê trong sự tác động đến biến phụ thuộc L3, mặt khác biến IRM đạt giá trị P - value là 0,3062 > 5% cho thấy biến IRM khơng có ý nghĩa thống kê trong sự tác động lên L3.

- Trong mơ hình hồi quy biến L4: Giá trị P value của các biến NPL, ROE, GDP lần lượt là 0,0071; 0,0029; 0,0002 đều nhỏ hơn 5%, các biến này đều có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, chỉ có biến IRM với giá trị P value là 0,7824 > 5% nên khơng có ý nghĩa thống kê thể hiện tác động đến biến phụ thuộc L4.

- Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Bảng 4.15: Sự phù hợp của mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 Biến Hệ số C Xác suất Hệ số Durbin

Watson Stat Hệ số xác định điều chỉnh L1 1,0538 0,0002 2,4919 0,9377 L2 1,2739 0,0002 2,3588 0,9369 L3 0,0638 0,0372 2,4252 0,6273 L4 0,0266 0,0003 2,6159 0,9265 (Nguồn: Phụ lục 4)

- F-test có giá trị Prob trong mơ hình của 4 biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 0,0002; 0,0002; 0,0372; 0,0003 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% với độ tin cậy 95% cho thấy các biến phù hợp mơ hình.

Hệ số R2 hiệu chỉnh trong mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 93,77%; 93,69%; 62,73%; 92,65% đều đạt trên 50% cho thấy độ phù hợp của mơ hình là rất lớn.

- Hệ số Durbin Watson trong mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 2,4919; 2,3588; 2,4252; 2,6159 đều nằm trong giới hạn 1 < d < 3, cho thấy biến độc lập sẽ khơng có hiện tượng tự tương quan.

- Kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy như sau:

L1= 1,0538 – 1,8762NPL – 1,6496IRM - 12,4445GDP (5) L2= 1,2739- 2,2618NPL – 1,9270IRM – 15,1994GDP (6) L3= 0,0638 + 2.0365NPL + 0,8351ROE +5,9590GDP (7) L4= 0,0266+1,5780NPL + 0,7587ROE+ 9,1454GDP (8)

- Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tỷ lệ nghịch đến các tỷ số thanh khoản L1, L2 với βNPL1= - 1,8762, βNPL2= - 2,2618 và tỷ lệ thuận với tỷ số thanh khoản L3, L4 với βNPL3=2,0365, βNPL4=1,5780. Với hệ số β tương ứng cho thấy yếu tố tỷ lệ nợ xấu đóng vai trị cực kỳ quan trọng với thanh khoản Sacombank, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi NPL tăng (giảm) 1% thì L1 giảm (tăng) 1,8762%, L2 giảm (tăng) 2,2618%, đồng thời L3 tăng (giảm) 2,0365%, L4 tăng (giảm) 1,5780%. Hay nói cách khác khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì khả năng thanh khoản giảm. Tác động này phù hợp với nghiên cứu của Lucchetta (2007), đúng theo kỳ vọng tuy nhiên lại ngược với nghiên cứu của Vodova (2011) khi cho thấy biến tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) khơng có tác động đến tỷ số L1, L2 nhưng tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4 với βROE3= 0,8351, βROE4= 0,7587. Trong điều kiện các yêu tố khác không đổi, với hệ số β tương ứng, khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng (giảm) 1% thì L3 tăng (giảm) 0,8351%, L4 tăng (giảm) 0,7587%. Hay nói cách khác khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng thì khả năng thanh khoản giảm. Tác động này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) cho thấy tỷ suất sinh lợi ngược chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Trong khi Thân Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) tìm thấy ROE tác động cùng chiều lên thanh khoản

và Vodova (2011) khơng tìm thấy tác động của ROE đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Biến chênh lệch lãi suất cho vay so với lãi suất huy động (IRM) tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 với βIRM1= -1,6496, βIRM2= -1,9270, khơng có tác động đến tỷ số L3, L4. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, với hệ số β tương ứng cho thấy rằng khi chênh lệch lãi suất cho vay so với huy động ngắn hạn tăng (giảm) 1% thì L1 giảm (tăng) 1,6496%, L2 giảm (tăng) 1,9270%. Hay nói cách khác là khi chênh lệch lãi suất càng cao thì khả năng thanh khoản càng giảm. Tác động này đúng với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), ngược lại với nghiên cứu của Doriana Cucinelli (2013), mặt khác Vodova (2011) chưa tìm thấy ảnh hưởng của IRM đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 với βGDP1= -12,4445, βGDP2= -15,1994, tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4 với βGDp3= 5,9590, βGDP4= 9,1454. GDP đóng vai trị quan trọng đối với thanh khoản tại Sacombank, trong điều kiện các yếu tố khách không đổi, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng (giảm) 1% thì L1 giảm (tăng) 12,455%, L2 giảm (tăng) 15,1994%, L3 tăng (giảm) 5,9590%, L4 tăng (giảm) 9,1454%. Hay nói cách khác là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao thì khả năng thanh khoản càng giảm. Tác động này đúng kỳ vọng ban đầu, phù hợp nghiên cứu của Vodova (2011), ngược lại với kết quả nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), C.Rauch & cộng sự (2010) và Doriana Cucinelli (2013) khi cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tác động cùng chiều với thanh khoản ngân hàng, trong khi đó nghiên cứu của Thân Thị Thu Thủy & Nguyễn Thị Thanh Dung (2016) khơng tìm thấy tác động của GDP lên khả năng thanh khoản ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 58 - 65)