Nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại

3.1.5 Nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh khoản

Theo Trần Huy Hoàng (Trần Huy Hoàng, 2010) và Peter S.Rose (Peter S.Rose, 1998), ngân hàng có thể xác định nguyên nhân dẫn đến mất khả năng thanh khoản từ những lý do sau:

sách kinh tế vĩ mô đột ngột rất có thể diễn ra khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống các ngân hàng thông qua việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn,… khi đó áp lực thanh khoản lại xuất hiện cho các NHTM.

- Yếu tố khách hàng: Có nhiều trường hợp từ phía khách hàng tạo áp lực mất khả năng thanh khoản cho NHTM, tuy nhiên có 2 nguyên nhân rõ nét sau:

+ Vì một số lý do như tin đồn thất thiệt như ngân hàng phá sản, giám đốc bị tun án hoặc do tình hình chính trị kinh tế xã hội diễn ra bất ổn… nên khách hàng đã rút tiền gửi một cách ồ ạt, khiến ngân hàng khơng kiểm sốt được và khơng kịp đáp ứng cho nhu cầu rút tiền gây ra khả năng mất thanh khoản.

+ Thường vào chu kỳ kinh doanh theo mùa vụ, chi tiêu mua sắm dịp cuối năm, nên nhu cầu chi trả trong dân cư tăng cao,… ngân hàng cũng áp lực về mặt thanh khoản để cung cấp cho khách hàng, khi đó các ngân hàng có thể phải đề ra chính sách tăng lãi suất huy động nhằm thu hút lượng lớn nguồn vốn trong dân cư hoặc chịu chi phí cao trên thị trường liên ngân hàng để có nguồn cung thanh khoản đáp ứng kịp thời.

- Ngân quỹ của ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu chi trả: Khách hàng có nhu cầu vốn để đáp ứng vốn kinh doanh cho hợp đồng đã được ký kết với ngân hàng nhưng ngân hàng thiếu ngân quỹ tại thời điểm đó, ngân hàng sẽ phải đáp ứng nguồn vốn cho vay nhanh chóng bằng nguồn tiền mặt dự trữ, nguồn huy động ngắn hạn hoặc có thể lấy từ việc vay mượn, bán tài sản ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho khách hàng. Khách hàng muốn rút những khoảng tiền gửi lớn tức thời trước hạn hoặc khi đến hạn, khi đó các ngân hàng sẽ phải huy động các kỳ hạn ngắn để bổ sung nguồn vốn hoặc tìm cách bán các tài sản đang có để đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của khách hàng.

- Ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn: Ngân hàng thực hiện huy động vốn ngắn hạn và thực hiện đầu tư dài hạn để có lợi nhuận cao hơn. Vì vậy, xảy ra tình trạng mất cân đối những khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các

khoản huy động, khi ngân hàng chi trả tiền gửi đến hạn, đa số là các khoản thu hồi nhỏ hơn các khoản phải chi trả, khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng của ngân hàng.

- Sự thay đổi lãi suất của các kênh đầu tư: Có thể nói các khoản tiền gửi rất nhạy cảm với lãi suất đầu tư. Khi lãi suất đầu tư tăng, khách hàng có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm khỏi ngân hàng và thực hiện đầu tư tại kênh đầu tư có mức sinh lợi cao hơn, ngược lại, khách hàng vay sẽ tìm nơi có lãi suất thấp hơn cho các khoản tín dụng của mình. Có thể nói, một sự thay đổi lãi suất các kênh đầu tư sẽ ảnh hưởng đến cả khách hàng gửi tiết kiệm và khách hàng vay tiền, điều này cũng khiến cho nguy cơ xảy ra mất khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

- Chiến lược quản trị thanh khoản của ngân hàng chưa hiệu quả: Các nhà quản trị thanh khoản của ngân hàng có thể đã đưa ra chiến lược sử dụng nguồn cung thanh khoản chưa hợp lý, chọn đầu tư vào các tài sản dài hạn với tính thanh khoản kém ví dụ đầu tư chứng khốn q nhiều để có mức sinh lợi cao, thế nhưng các tài sản như trái phiếu, có những thời điểm rất khó bán, khi cần bán những tài sản này để có nguồn cung thanh khoản đáp ứng tức thời thanh khoản ngân hàng, ngân hàng sẽ khó khăn khi thu hồi vốn, nếu có rủi ro xảy ra thì ngân hàng khơng thể thu hồi các khoản nợ nhanh chóng trong thời gian ngắn được, vì vậy có thể sẽ xảy ra mất thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)