Thị giá cổ phiếu của Sacombank giai đoạn 2008-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 28)

Đơn vị tính: đồng

Năm Thị giá cổ phiếu

2008 34.950 2009 26.125 2010 18.299 2011 14.000 2012 21.017 2013 16.532 2014 18.202 2015 15.773 2016 10.166 2017 12.004 2018 13.158 (Nguồn: www.msn.com)

Giai đoạn 2008 - 2009, giá cổ phiếu của Sacombank đạt mức cao với thị giá trung bình năm 2008 là 34.950 đồng, sau đó giảm dần đến năm 2011, thị giá cổ phiếu chỉ còn 14.000 đồng, năm 2012 tăng nhẹ lên 21.017 đồng và có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2013 – 2014 khi giá cổ phiếu tăng từ 16.532 đồng lên 18.202 đồng năm 2014. Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước nhận định giai đoạn 2015 – 2016 thị trường chứng khốn Việt Nam duy trì tương đối đối ổn định và hấp dẫn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên giá cổ phiếu của Sacombank những năm 2015 - 2016 biến động giảm, năm 2015 giá cổ phiếu chỉ còn 15.773 đồng, giảm 13,3% so với năm 2014 ở mức giá 18.202 đồng, năm 2016 giá cổ phiếu tiếp tục giảm chỉ còn 10.166 đồng. Đây là khoảng thời gian mà cổ phiếu Sacombank bị sụt giá thấp nhất trong giai đoạn hoạt động của Sacombank từ khi niêm yết, cụ thể tháng 11 năm 2016 giá cổ phiếu của Sacombank chỉ đạt mức 7.500 đồng/cổ phiếu.

Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý nhà đầu tư và khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng tiềm năng của Sacombank, khiến cho khách hàng mới ngần ngại gửi tiền tiết kiệm và ngại đầu tư vào Sacombank, khách hàng hiện hữu rút tiền ra khỏi Sacombank để đảm bảo an tồn tài chính, chính vì thế khả năng thanh khoản của Sacombank bị ảnh hưởng và đối mặt nguy cơ kém thanh khoản những năm tiếp theo. Sau đó, năm 2017 thị giá cổ phiếu của Sacombank tăng lên mức 12.004 đồng và tăng tiếp tục lên mức 13.158 đồng vào năm 2018, tuy nhiên mức tăng khá ít so với các mức giá trước đây của cổ phiếu Sacombank trong những năm 2013 – 2014 với mức giá cao nhất giai đoạn là 18.202đ/cổ phiếu vào năm 2014.

Bảng 2.9: Thị giá cổ phiếu của MB và VIETCOMBANK giai đoạn 2008 - 2018

Đơn vị tính: đồng

Năm Thị giá cổ phiếu

MBB VCB 2008 N/A N/A 2009 N/A 17.021 2010 N/A 23.397 2011 6.531 21.727 2012 8.716 23.073 2013 9.253 25.703 2014 10.196 25.879 2015 11.450 39.726 2016 12.237 40.989 2017 18.710 38.975 2018 25.873 60.358 (Nguồn: www.msn.com)

Giá cổ phiếu của Sacombank giai đoạn 2008-2018 biến động khá nhiều so với giá cổ phiếu của MB và VIETCOMBANK. Sự biến động thông qua giá cổ phiếu phần nào cho thấy sự bất ổn về tình hình hoạt động của Sacombank, về việc nhà đầu tư

hạn chế đầu tư vào cổ phiếu của Sacombank, về việc hậu sáp nhập với Phương Nam Bank có thêm những tài sản tồn đọng cần giải quyết kéo theo là tình trạng đối mặt với khả năng thanh khoản kém.

Kết luận chương 2

Chương 2 đã giới thiệu tổng quát ngân hàng, những hoạt động kinh doanh chủ yếu và kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2008 -2018 của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín. Chương 2 đã trình bày những biểu hiện làm cơ sở để xác định Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín đang đối mặt tình trạng kém khả năng thanh khoản theo đánh giá của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s rằng vị thế thanh khoản suy yếu và triển vọng xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín là tiêu cực.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1 Thanh khoản tại ngân hàng thương mại 3.1.1 Khả năng thanh khoản 3.1.1 Khả năng thanh khoản

3.1.1.1 Khái niệm

Thanh khoản là thuật ngữ tài chính nhằm để chỉ khả năng có thể nhanh chóng chuyển đổi từ một tài sản thành tiền nhanh nhất mà chi phí thấp nhất và thời gian ngắn nhất. Theo định nghĩa của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of international Settlements, 2008), thanh khoản là khả năng của ngân hàng nhanh chóng huy động vốn và đáp ứng được các nhu cầu đến hạn mà không phải chịu bất cứ tổn thất nào, trong khi đó, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng định nghĩa thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng có thể làm tài sản tăng nhiều hơn để đáp ứng các nghĩa vụ thanh tốn mà khơng bị thiệt hại quá mức, đối với quan điểm của PGS - TS Nguyễn Thị Mùi, 2006 định nghĩa rằng “trong ngắn hạn, thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện nghĩa vụ thanh tốn ngay thời điểm chúng phát sinh, còn trong dài hạn thanh khoản là khả năng vay đủ vốn dài hạn với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản”. Một định nghĩa khác, PGS - TS Trần Huy Hoàng (2010, trang 185) cho rằng thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. Theo Peter S.Rose (1998, trang 413), thanh khoản là khả năng đáp ứng dòng tiền mặt rút ra khỏi một ngân hàng, nếu một ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng dược các dòng tiền mặt rút ra khỏi ngân hàng thì ngân hàng đó có tính thanh khoản cao trong hoạt động và ngược lại.

Như vậy, khi một ngân hàng có khả năng đáp ứng được các nhu cầu rút tiền, thanh toán các nghiệp vụ phát sinh kịp thời với mức chi phí hợp lý bất cứ khi nào có nhu cầu từ khách hàng thì ngân hàng đó có khả năng thanh khoản tốt.

3.1.1.2 Vai trò của thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại

Thanh khoản đóng vai trị quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngân hàng, khi khả năng thanh khoản tốt sẽ giúp cho NHTM đáp ứng tất

cả nhu cầu rút tiền, cho vay mới, những biến động về tiền xảy ra hàng ngày hoặc theo mùa vụ mà không cần phải thu hồi, thanh lý những khoản đầu tư, cho vay chưa đến hạn. Nếu ngân hàng đảm bảo dự trữ thanh khoản tốt thì sẽ tránh tình trạng cầu thanh khoản cao mà cung thanh khoản thấp.

Mặt khác, một số trường hợp ngân hàng có sức mạnh tài chính rất tốt nhưng vẫn có thể gặp nguy cơ mất khả năng thanh khoản do không thể thu hồi các khoản đầu tư, cho vay để đáp ứng các nhu cầu rút tiền, nguy cơ sẽ đối mặt phá sản ngân hàng. Ví dụ ngân hàng Northern Rock năm 2007 phá sản do cho vay thế chấp tràn lan, khan hiếm tiền mặt, không thu hồi kịp các khoản đã cho vay; Ngân hàng Indymac năm 2008 phá sản do không thu hồi được khoản đầu tư cổ phiếu giảm tới 50%, đây được coi là một khủng hoảng thanh khoản lúc bấy giờ; Ngân hàng Bear Stearns năm 2008 phá sản do không thể thu hồi được vốn trong khoản đầu tư vào việc bán khống trái phiếu sắp đáo hạn. Do vậy có thể nói thanh khoản kém là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phá sản ngân hàng. Chính vì vậy, một ngân hàng không thể để xảy ra khả năng thanh khoản yếu kém, phải chú trọng đảm bảo thanh khoản tốt luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu hoạt động của ngân hàng.

3.1.2 Cung thanh khoản, cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản

- Cung thanh khoản là các nguồn vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng và cung cấp khả năng thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: Tiền mặt; Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; Các khoản cho vay các tổ chức tín dụng được hồn trả; Các khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân được hoàn trả; Các khoản đầu tư chứng khoán đến hạn; Huy động tiền gửi từ các tổ chức tín kinh tế, cá nhân; Phát hành giấy tờ có giá; Vay cầm cố, vay chiết khấu NHNN; Nhận tiền gửi kho bạc nhà nước, nhận tiền gửi, vay của các tổ chức tín dụng khác.

Trong các thành phần hình thành nên cung thanh khoản thì thành phần huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân đóng vai trị quan trọng nhất, quyết định quy mô tài sản của một ngân hàng.

- Cầu thanh khoản là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng bao gồm: Nhu cầu rút tiền gửi của kho bạc nhà nước; Nhu cầu rút tiền gửi của các tổ chức tín dụng; Vay NHNN đến hạn; Vay tổ chức tín dụng khác đến hạn; Nhu cầu rút tiền gửi không kỳ hạn của dân cư và tổ chức kinh tế; Nhu cầu rút tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, rút tiền gửi trước hạn của tổ chức kinh tế, dân cư; Vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá đến hạn; Các tài sản nợ khác; Dự trữ bắt buộc; Cam kết cho vay; Các khoản cho vay được cam kết trong tương lai; Hợp đồng repo đến hạn; Cam kết mua kỳ hạn trong giao dịch kinh doanh ngoại tệ.

Hai yếu tố quyết định sự biến động của thanh khoản là nhu cầu rút tiền của khách hàng và các khoản cho vay được ngân hàng cam kết.

Trạng thái thanh khoản ròng (Khe hở thanh khoản- NLP) là hiệu số giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản được tính như sau:

NPL = Tổng cung thanh khoản - Tổng cầu thanh khoản

Có 3 trường hợp trạng thái thanh khoản như sau: thặng dư thanh khoản, thâm hụt thanh khoản, cân bằng thanh khoản. Thực tế trường hợp cân bằng thanh khoản rất hiếm khi xảy ra.

+ Thặng dư thanh khoản (NPL>0): là trường hợp cung thanh khoản > cầu thanh khoản, tức là nguồn cung thanh khoản đang cịn dư thừa, khơng được sử dụng hết, xảy ra trong trường hợp nền kinh tế kém hiệu quả, khơng có nhiều cơ hội để đầu tư, kinh doanh, khi đó các nhà quản trị ngân hàng sẽ cân nhắc nên đầu tư, sử dụng nguồn cung thanh khoản một cách hợp lý và hiệu quả như: đưa ra chính sách tiếp cận thị trường để cho vay, đầu tư chứng khoán, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, gửi tiền tại các TCTD khác.

+ Thâm hụt thanh khoản (NPL<0): là trường hợp cung thanh khoản < cầu thanh khoản, tức là ngân hàng đang đối mặt với khó khăn về tài chính. Khi đó ngân hàng dễ mất đi các cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng dẫn đến việc huy động vốn và cho vay khó khăn hơn. Nhà quản trị nên áp dụng các biện pháp như sử dụng nguồn dự trữ bắt buộc dôi ra, bán đi các

nguồn dự trữ thứ cấp, vay liên ngân hàng, vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, phát hành chứng chỉ tiền gửi,…

+ Cân bằng thanh khoản (NPL=0): là trường hợp cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, là trạng thái lý tưởng mà các ngân hàng đều muốn đạt được, tuy nhiên trên thực tế rất khó xảy ra trạng thái này.

Việc đánh giá trạng thái thanh khoản là việc quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với các NHTM. Trạng thái cân bằng thanh khoản rất khó xảy ra, vì vậy các ngân hàng thường xuyên đối mặt với trạng thái thặng dư thanh khoản hoặc thâm hụt thanh khoản. Khi đó, địi hỏi các nhà quản trị ngân hàng quyết định đâu là giải pháp cần thiết và hiệu quả nhất để sử dụng nguồn cung thanh khoản đang thặng dư hợp lý, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng hoặc cân nhắc chi phí hợp lý cho việc huy động được nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản trong trường hợp thâm hụt thanh khoản. Những quyết định đúng lúc của các nhà quản trị giúp cho ngân hàng tận dụng hiệu quả nguồn vốn đang thặng dư mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời giúp giải quyết các vấn đề về thanh khoản, nâng cao khả năng thanh khoản, chú trọng nâng cao uy tín của ngân hàng, tránh tình trạng đối mặt với kém thanh khoản.

3.1.3 Đo lường khả năng thanh khoản

Thông tư 16/2018/TT-NHNN ban hành ngày 31/07/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngồi, đây là văn bản mới nhất, có giá trị và gần với tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản. Theo đó, khả năng thanh khoản của một ngân hàng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:

- Tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): Tỷ số này càng cao cho biết ngân hàng trữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền với tỷ lệ cao, có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời, thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.

- Tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): Tỷ số này cho thấy mức độ ổn định của tiền gửi mà ngân hàng có tại chính ngân hàng và tại tổ chức tín dụng khác. Tỷ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản càng cao, tỷ số này giảm thì khả năng thanh khoản giảm.

- Tỷ số năng lực cho vay (L3): Dư nợ là tài sản của ngân hàng có tính thanh khoản thấp, do đó tỷ số này càng cao cho biết khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp.

- Tỷ số dư nợ trên tiền gửi khách hàng (L4): Tỷ số này cho biết ngân hàng dùng bao nhiêu phần trăm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu tín dụng. Tỷ số này càng cao cho biết khả năng thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, dư nợ lớn sẽ mang lại lợi nhuận cao và chủ yếu cho ngân hàng, do vậy, tỷ số này càng cao thể hiện khả năng thanh khoản càng thấp nhưng có lợi nhuận cao.

3.1.4 Biểu hiện mất khả năng thanh khoản

Theo Peter S.Rose (Peter S.Rose, 1998), khi ngân hàng có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, xu hướng ngân hàng sẽ đẩy mạnh huy động để tăng nguồn cung thanh khoản, khi đó có những dấu hiệu sau để nhận biết một ngân hàng đối mặt nguy cơ mất khả năng thanh khoản:

- Ngân hàng thiếu nguồn cung thanh khoản, thể hiện qua việc ngân hàng không đủ tiền hoặc khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền, vốn vay kịp thời cho khách hàng.

- Xảy ra tình trạng khách hàng đến rút tiền ồ ạt tại ngân hàng do một vài nguyên nhân nào đó.

- Lãi suất huy động vốn của ngân hàng biến động bất thường, khi đó lãi suất huy động của kỳ hạn ngắn tăng cao hơn lãi suất huy động của kỳ hạn dài, cho thấy

ngân hàng có chiến lược tập trung huy động kỳ hạn ngắn để đáp ứng vốn kịp thời cho nhu cầu thanh khoản tại thời điểm đó mà khơng phải là để đầu tư sinh lợi.

- Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng tăng nhanh và tăng cao. Khi ngân hàng đang có nguy cơ mất khả năng thanh khoản, ngân hàng đó khơng những tăng lãi suất huy động kỳ hạn ngắn từ tổ chức, dân cư mà còn đi vay các ngân hàng khác để có đủ vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu thanh khoản, trong trường hợp này lãi suất thị trường liên ngân hàng sẽ tăng một cách đáng kể.

- Thị giá cổ phiếu của ngân hàng sụt giảm bất thường, cho thấy cổ phiếu của ngân hàng khơng cịn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tạo nên tâm lý tiêu cực cho những người đi gửi tiền, đồng thời khiến các khách hàng rút hết tiền tiết kiệm gửi sang các ngân hàng khác hay đầu tư tại các kênh đầu tư khác có tỷ suất sinh lợi cao hơn. Trong trường hợp này, nếu khơng có động thái can thiệp thì uy tín của ngân hàng cũng bị giảm sút nghiêm trọng có thể làm giá cổ phiếu tiếp tục giảm một cách nghiêm trọng, thiếu tiền mặt cho việc chi trả, cấp vốn vay, có khả năng mất dần các khoản tiền gửi vì áp lực khách hàng rút tiền tăng cao, hạn chế nguồn gửi tiền mới vì tâm lí của khách hàng đối với ngân hàng mất thanh khoản, thậm chí ngân hàng phải đi huy động vốn với mức lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho vay, điều này làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 28)