Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại Ngân hàng

4.3.1 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết

Vodova (2011) đã nghiên cứu một cách đầy đủ các yếu tố nội tại ngân hàng và vĩ mô trong nền kinh tế để xem xét sự tác động lên khả năng thanh khoản của các NHTM tại Cộng hòa Séc. Bài nghiên cứu dựa vào mơ hình nghiên cứu của Vodova (2011) đồng thời thu thập ữ liệu trên các báo cáo tài chính Sacombank trong thời gian từ 2008 - 2018 cùng các số liệu vĩ mơ trong tình hình chính trị kinh tế xã hội Việt Nam trong cùng thời gian 2008 - 2018 để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố lên khả năng thanh khoản tại Sacombank để từ đó nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thanh khoản tại Sacombank.

4.3.1.1 Mơ hình nghiên cứu

Kế thừa nghiên cứu của Vodova (2011), mơ hình nghiên cứu được viết dưới dạng như sau:

(1)

(2)

(3)

(4) Trong đó: L1 và L2 đại diện cho khả năng thanh khoản tốt; L3, L4 đại diện cho khả năng thanh khoản kém.

CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản NPL: Tỷ lệ nợ xấu

ROE: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

IRM: Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

INF: Tỷ lệ lạm phát α: hằng số

β’: hệ số này thể hiện mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. εt: sai số

4.3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Biến phụ thuộc:

+ Tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản. Tỷ số này cao cho thấy khả năng đáp ứng thanh khoản rất tốt. Tài sản thanh khoản bao gồm: Tiền mặt, vàng bạc, đá quý; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác trên báo cáo tài chính.

+ Tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): Được đo lường bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi của khách hàng. Tỷ số này càng cao cho biết khả năng thanh khoản càng tốt, đồng thời cho biết độ nhạy cảm khi lựa chọn nguồn cung thanh khoản. Nếu tỷ số L2 lớn hơn hoặc bằng 100%, cho thấy ngân hàng đáp ứng đầy đủ để trang trải chi phí vốn, thanh khoản càng cao, nếu L2 nhỏ hơn 100%, cho thấy ngân hàng nhạy cảm với việc rút tiền của khách hàng, gặp khó khăn khi vấn đề thanh khoản xảy ra khi đó thanh khoản kém. Tiền gửi của khách hàng là giá trị mục tiền gửi của khách hàng trên báo cáo tài chính.

+ Tỷ số năng lực cho vay (L3): Được đo lường bằng tổng dư nợ trên tổng tài sản, tỷ số này thể hiện bao nhiêu phần trăm tài sản sử dụng để đáp ứng các khoản tín dụng. Tỷ số này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Tổng dư nợ là giá trị của mục cho vay khách hàng trên báo cáo tài chính.

+ Tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng (L4): Được đo lường bằng tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng, tỷ số này cho thấy các khoản cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tiền gửi của khách hàng. Tỷ số này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.

Biến độc lập:

+ Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): Được đo lường bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Nghiên cứu kỳ vọng biến CAP có tác động cùng chiều với các chỉ số thanh khoản nghĩa là khi CAP càng lớn, khả năng thanh khoản càng cao.

L4.

+ Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Được đo lường là tổng dư nợ nhóm 3,4,5 chia tổng dư nợ. Kỳ vọng NPL tác động ngược chiều với các chỉ số thanh khoản, khi một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì khả năng ngân hàng đối mặt với rủi ro thanh khoản càng lớn.

Giả thuyết H2: NPL tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 và tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4.

+ Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Nghiên cứu kỳ vọng ROE tỷ lệ nghịch với khả năng thanh khoản nghĩa là khi lợi nhuận cao, khi đó rủi ro càng cao trong đó có rủi ro thanh khoản, vì vậy khả năng thanh khoản sẽ kém.

Giả thuyết H3: ROE tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 và tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4.

+ Chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn (IRM): Được đo lường bằng trung bình lãi suất cho vay ngắn hạn trừ đi trung bình lãi suất huy động ngắn hạn. Nghiên cứu kỳ vọng IRM tỷ lệ nghịch với khả năng thanh khoản, khi khoảng chênh lệch lãi suất càng lớn, lợi nhuận ngân hàng càng cao khi đó ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản.

Giả thuyết H4: IRM tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 và tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Được lấy từ số liệu vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu kỳ vọng GDP tỷ lệ nghịch với khả năng thanh khoản nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam cao có nghĩa là nền kinh tế đang phát triển, khi đó ngân hàng sẽ tập trung đầu tư phát triển để đạt lợi nhuận cao, tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ có suất sinh lợi cao nhưng tính thanh khoản thấp, ngân hàng khơng thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt để đáp ứng vấn đề thanh khoản kịp thời được, do vậy khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp.

Giả thuyết H5: GDP tỷ lệ nghịch với tỷ số L1, L2 và tỷ lệ thuận với tỷ số L3, L4.

+ Tỷ lệ lạm phát (INF): Được xác định là chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm. Kỳ vọng biến INF tỷ lệ thuận với các tỷ số thanh khoản, khi tỷ lệ lạm phát tăng, ngân hàng khó khăn trong việc cho vay, ngân hàng cho vay ít hơn, phân bổ nguồn lực kém hiệu quả hơn mà chủ yếu tập trung đầu tư tài sản có tính thanh khoản cao hơn.

Giả thuyết H6: INF tỷ lệ thuận với tỷ số L1, L2 và tỷ lệ nghịch với tỷ sổ L3, L4.

4.3.2 Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.5: Mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

STT Biến Cách xác định Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc

L1 Tài sản thanh khoản/ tổng tài sản L2 Tài sản thanh khoản trên tổng

tiền gửi khách hàng

L3 Tổng dư nợ trên tổng tài sản L4 Tổng dư nợ trên tổng tiền gửi

khách hàng

Biến độc lập

CAP Vốn chủ sở hữu chia tổng tài sản + NPL Tổng dư nợ nhóm 3,4,5 chia tổng

dư nợ tín dụng

-

ROE Lợi nhuận sau thuế chia vốn chủ sở hữu

-

IRM Trung bình lãi suất cho vay ngắn hạn trừ trung bình lãi suất huy động ngắn hạn

-

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Việt Nam

-

INF Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng năm

4.3.3 Dữ liệu nghiên cứu

- Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng, là dữ liệu thứ cấp được thu thập thủ cơng từ báo cáo tài chính, các thơng báo lãi suất cho vay, lãi suất huy động của Sacombank giai đoạn 2008 – 2018,

- Dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Việt Nam, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam được thu thập từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 2008-2018.

4.3.4 Kết quả nghiên cứu

4.3.4.1 Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu

Bảng 4.6: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu Biến Giá trị trung bình Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát L1 0,1322 0,2737 0,0450 0,0905 11 L2 0,1568 0,3194 0,0490 0,1108 11 L3 0,6056 0,6851 0,5115 0,0537 11 L4 0,6883 0,7704 0,5971 0,0590 11 CAP 0,0894 0,1380 0,0420 0,0248 11 NPL 0,0242 0,0691 0,0054 0,0230 11 ROE 0,0943 0,1584 0,0040 0,0508 11 IRM 0,0521 0,0896 0,0274 0,0207 11 GDP 0,0610 0,0708 0,0525 0,0062 11 INF 0,0812 0,2312 0,0088 0,0687 11 (Nguồn:Phụ lục 2)

- Biến tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): L1 có giá trị lớn nhất 0,2737; giá trị trung bình 0,1322; giá trị nhỏ nhất 0,0450; độ lệch chuẩn 0,0905.

- Biến tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): L2 có giá trị lớn nhất 0,3194; giá trị trung bình 0,1568; giá trị nhỏ nhất 0,0490; độ lệch chuẩn 0,1108.

- Biến tỷ số năng lực cho vay (L3): L3 có giá trị lớn nhất 0,6851; giá trị trung bình 0,6056; giá trị nhỏ nhất 0,5115; độ lệch chuẩn 0,0537.

- Biến tỷ số tổng dư nợ trên tiền gửi của khách hàng (L4): L4 có giá trị lớn nhất 0,7704; giá trị trung bình 0,6883; giá trị nhỏ nhất 0,5971; độ lệch chuẩn 0,0590.

- Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): CAP có giá trị lớn nhất 0,1380; giá trị trung bình 0,0894; giá trị nhỏ nhất 0,0420; độ lệch chuẩn 0,0248.

- Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL): NPL có giá trị lớn nhất 0,0691; giá trị trung bình 0,0242; giá trị nhỏ nhất 0,0054; độ lệch chuẩn 0,0230.

- Biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE có giá trị lớn nhất là 0,1584; giá trị trung bình 0,0943; giá trị nhỏ nhất 0,0040; độ lệch chuẩn 0,0508.

- Biến chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngắn hạn (IRM): IRM có giá trị lớn nhất 0,0896; giá trị trung bình 0,0521; giá trị nhỏ nhất 0,0274; độ lệch chuẩn 0,0207.

- Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP): GDP có giá trị lớn nhất 0,0708; giá trị trung bình 0,0610; giá trị nhỏ nhất 0,0525; độ lệch chuẩn 0,0062.

- Biến tỷ lệ lạm phát Việt Nam (INF): INF có giá trị lớn nhất 0,2312; giá trị trung bình 0,0812; giá trị nhỏ nhất 0,0088; độ lệch chuẩn 0,0687.

4.3.4.2 Ma trận tương quan

Bảng 4.7: Hệ số tương quan giữa L1 và các biến độc lập

L1 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L1 1 CAP 0,1329 1 NPL -0,3883 -0,5268 1 ROE 0,3830 0,3986 -0,6812 1 IRM -0,1447 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP -0,9340 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,1817 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.8: Hệ số tương quan giữa L2 và các biến độc lập

L2 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L2 1 CAP 0,1369 1 NPL -0,4041 -0,5268 1 ROE 0,4028 0,3986 -0,6812 1 IRM -0,1240 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP -0,9380 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,2056 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.9: Hệ số tương quan giữa L3 và các biến độc lập

L3 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L3 1 CAP -0,0971 1 NPL 0,3147 -0,5268 1 ROE 0,0374 0,3986 -0,6812 1 IRM 0,1754 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP 0,5960 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1 INF 0,0858 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1 (Nguồn: Phụ lục 3 )

Bảng 4.10: Hệ số tương quan giữa L4 và các biến độc lập

L4 CAP NPL ROE IRM GDP INF

L4 1

CAP -0,3611 1 NPL 0,5481 -0,5268 1 ROE -0,2879 0,3986 -0,6812 1

IRM -0,1183 0,7192 -0,7247 0,5385 1 GDP 0,8386 -0,2827 0,3643 -0,5226 0,0178 1

INF -0,4108 0,8401 -0,5386 0,4994 0,6502 -0,3773 1

(Nguồn: Phụ lục 3 )

Dựa theo kết quả hệ số tương quan được chạy trên Eviews 8.1, biến CAP và INF có trị tuyệt đối hệ số tương quan là 0,8401 lớn hơn 0,8, cho thấy các cặp biến này có mối quan hệ tuyến tính với nhau, đó là hiện tượng đa cộng tuyến. Vì thế nếu mơ hình vẫn chứa biến CAP và INF thì mơ hình sẽ khơng đạt độ tin cậy cao và khó diễn giãi ý nghĩa. Do đó biến CAP và INF được đề nghị loại bỏ khỏi mơ hình hồi quy, đồng thời giữ lại các biến NPL, ROE, IRM, GDP chạy mơ hình hồi quy cho biến phụ thuộc L1, L2, L3, L4 để giải thích ý nghĩa các yếu tố ảnh hưởng.

4.3.4.3 Kiểm định giả thuyết

- Kết quả hồi quy

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L1 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L1 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL -1,8762 0,5559 0,015 ROE -0,3245 0,2217 0,1935 IRM -1,6496 0,5904 0,0314 GDP -12,4445 1,5889 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.12: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L2 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L2 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL -2,2618 0,6848 0,0164 ROE -0,3619 0,2731 0,2334 IRM -1,9270 0,7273 0,0381 GDP -15,1994 1,9574 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.13: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L3 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L3 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL 2,0365 0,8072 0,0451 ROE 0,8351 0,3219 0,0410 IRM 0,9586 0,8573 0,3062 GDP 5,9590 2,3071 0,0416

(Nguồn: Phụ lục 4 )

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc L4 và biến độc lập NPL, ROE, IRM, GDP

L4 Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Xác suất

NPL 1,5780 0,3937 0,0071 ROE 0,7587 0,1570 0,0029 IRM -0,1208 0,4182 0,7824 GDP 9,1454 1,1255 0,0002

(Nguồn: Phụ lục 4)

Sau khi chạy mơ hình hồi quy cho các biến phụ thuộc L1, L2, L3, L4, ta có được kết quả như trong các bảng 4.11- 4.14.

- Trong mơ hình hồi quy biến L1: Giá trị P - value của các biến NPL, IRM, GDP lần lượt là 0,0150; 0,0314; 0,0002 đều thỏa điều kiện nhỏ hơn 5%, riêng biến ROE có P – value là 0,1935 > 5%, do đó các biến NPL, IRM, GDP có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động đến biến phụ thuộc L1 và biến ROE khơng có tác động lên L1.

- Trong mơ hình hồi quy biến L2: Giá trị P – value của các biến NPL, IRM, GDP lần lượt là 0,0164; 0,0381; 0,0002 đều nhỏ hơn 5%, các biến này có ý nghĩa thống kê tác động đến biến phụ thuộc L2, tuy nhiên giá trị P - value của biến ROE

là 0,2334 > 5% nên kết luận rằng ROE khơng có ý nghĩa thống kê tác động đến biến phụ thuộc L2.

- Trong mơ hình hồi quy biến L3: Giá trị P - value của các biến NPL, ROE, GDP lần lượt là 0,0451; 0,041; 0,0416 đều nhỏ hơn 5%, các biến này đều có ý nghĩa thống kê trong sự tác động đến biến phụ thuộc L3, mặt khác biến IRM đạt giá trị P - value là 0,3062 > 5% cho thấy biến IRM khơng có ý nghĩa thống kê trong sự tác động lên L3.

- Trong mơ hình hồi quy biến L4: Giá trị P value của các biến NPL, ROE, GDP lần lượt là 0,0071; 0,0029; 0,0002 đều nhỏ hơn 5%, các biến này đều có ý nghĩa thống kê trong mơ hình, chỉ có biến IRM với giá trị P value là 0,7824 > 5% nên khơng có ý nghĩa thống kê thể hiện tác động đến biến phụ thuộc L4.

- Kiểm định sự phù hợp của mơ hình

Bảng 4.15: Sự phù hợp của mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 Biến Hệ số C Xác suất Hệ số Durbin

Watson Stat Hệ số xác định điều chỉnh L1 1,0538 0,0002 2,4919 0,9377 L2 1,2739 0,0002 2,3588 0,9369 L3 0,0638 0,0372 2,4252 0,6273 L4 0,0266 0,0003 2,6159 0,9265 (Nguồn: Phụ lục 4)

- F-test có giá trị Prob trong mơ hình của 4 biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 0,0002; 0,0002; 0,0372; 0,0003 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% với độ tin cậy 95% cho thấy các biến phù hợp mơ hình.

Hệ số R2 hiệu chỉnh trong mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 93,77%; 93,69%; 62,73%; 92,65% đều đạt trên 50% cho thấy độ phù hợp của mơ hình là rất lớn.

- Hệ số Durbin Watson trong mơ hình hồi quy biến L1, L2, L3, L4 lần lượt là 2,4919; 2,3588; 2,4252; 2,6159 đều nằm trong giới hạn 1 < d < 3, cho thấy biến độc lập sẽ khơng có hiện tượng tự tương quan.

- Kết quả nghiên cứu

Kết quả hồi quy như sau:

L1= 1,0538 – 1,8762NPL – 1,6496IRM - 12,4445GDP (5) L2= 1,2739- 2,2618NPL – 1,9270IRM – 15,1994GDP (6) L3= 0,0638 + 2.0365NPL + 0,8351ROE +5,9590GDP (7)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 54)