dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được người sử dụng lao động trang bị và cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu người lao động làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. Có nghĩa vụ báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, BNN, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của người sử dụng lao động và của các cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền.
1.4.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động lao động
Bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất, nhưng đồng thời cũng bảo vệ sự phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016, người sử dụng lao động có các quyền sau: Một là, yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Hai là, kịp thời khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ. Ba là, có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Bốn là, được quyền huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, TNLĐ.4
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động có quyền buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp ATVSLĐ ở nơi làm việc. Tổ chức biểu dương khen thưởng kịp thời những người chấp hành tốt pháp luật về ATVSLĐ và tiến hành xử lý kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ. Có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về ATVSLĐ nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó cho đến khi được cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.