các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập báo cáo khả thi về ATVSLĐ khi xây dựng, cải tạo môi trường lao động.
Thứ hai, người sử dụng lao động nữ phải quy định cụ thể về điều kiện lao động khi sử dụng lao động nữ. Doanh nghiệp phải có khoản chi phí thích hợp vào mục đích mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động, cải tạo nhà xưởng, xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh nữ, xây dựng, sửa chữa mua sắm tài sản mau hỏng cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo (nếu có) của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho lao động nữ làm việc tại đây yên tâm làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện, những quy định mang tính chất bảo vệ và ưu tiên trên cũng phần nào cản trở quá trình tham gia vào thị trường lao động của lao động nữ.
Thứ ba, pháp luật lao động dành quyền ưu tiên cho lao động nữ, dành cho đối tượng lao động nữ những quyền ưu đãi riêng biệt mà đối tượng khác khơng có. Pháp luật lao động xác định rõ các cơng việc, ngành nghề không được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng nhằm đảm bảo đến sức khỏe của lao động nữ. Các quy định về trang bị phương tiện kỹ thuật ATVSLĐ nằm rải rác trong một số văn bản cấp ngành hoặc cơ sở mang tính chung chung, chưa có quy định cụ thể về hình thức, chất lượng... của phương tiện cung cấp, cũng như chưa đưa ra yêu cầu bắt buộc thực hiện.
(2) Người lao động dưới 18 tuổi được coi là người lao động chưa thành niên, do đặc thù về tâm sinh lý nên khi sử dụng lao động chưa thành niên người sử dụng lao động cần chú ý chỉ sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc phù hợp, phải lập sổ theo dõi ghi chi tiết về thông tin cũng như tình hình sức khám khỏe của lao động chưa thành niên, phải xuất trình khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Người sử dụng lao động chưa thành niên cần phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau: Không sử dụng người lao động chưa thành niên cho công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thời gian làm việc của người lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ một ngày và 40 giờ trong 1 tuần và được làm thêm hoặc làm ban đêm trong một số nghề, công việc. Còn dưới 15 tuổi không quá 4 giờ một ngày và 20 giờ trong 1 tuần và người sử
dụng lao động phải tạo cơ hội cho người lao động chưa thành niên được học văn hóa.
Lao động chưa thành niên là những người còn non nớt cả về thể chất, tinh thần lẫn khả năng nhận thức về thế giới bên ngoài. Do hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau mà người chưa thành niên đã sớm tham gia vào các quan hệ lao động. Sự tham gia sớm này kéo theo những vấn đề có liên quan cần được giải quyết giữa yêu cầu phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo công bằng xã hội. Để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến người lao động chưa thành niên, BLLĐ 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định riêng về người lao động chưa thành niên, nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng người chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Người sử dụng lao động còn vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, ATVSLĐ... đối với người lao động chưa thành niên gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Các quy định hiện hành liên quan trực tiếp đến lao động chưa thành niên không nhiều, lao động chưa thành niên được quy định từ Điều 161 đến Điều 165 BLLĐ 2012.14 Và các Thông tư hướng dẫn, chủ yếu quy định về ngành, nghề, công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên và ngành, nghề công việc được nhận người lao động dưới 15 tuổi vào làm việc.
(3) Lao động là người khuyết tật: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 177 BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, ATLĐ, VSLĐ phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.15 Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 178 BLLĐ 2012 quy định về các hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật trong đó có: "Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành".16 Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm về điều kiện lao động, VSLĐ phù