nghiệp vừa, ngành nghề y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội. Không có trường hợp BNN đối với lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Qua khảo sát một số doanh nghiệp không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho người lao động, không thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm, khơng bố trí người làm cơng tác y tế cơ quan,…
Thứ ba, về công tác quản lý hoạt động của tổ chức đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ, từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa có tổ chức nào được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ theo quy định của Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 02 năm 2019, có 02 doanh nghiệp thông báo đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ hạng A theo quy định tại Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ.
Thứ tư, cơng tác quản lý mơi trường lao động; kiểm sốt các YTNH, YTCH tại nơi làm việc. Giai đoạn 2016-2018, quan trắc môi trường lao động tại 162 doanh nghiệp. Sau khi quan trắc môi trường lao động, đơn vị thực hiện quan trắc trả kết quả yêu cầu người sử dụng lao động thông báo cho người lao động được biết và thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường lao động theo khuyến cáo. Tuy nhiên, một số đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc này. Đa số người sử dụng lao động thực hiện chủ yếu để đối phó với các cơ quan chức năng, không chú trọng kết quả quan trắc môi trường lao động.
Thứ năm, việc thực hiện các quy định về chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người lao động chủ yếu là khám sức khỏe định kỳ, còn việc khám phát hiện BNN chưa được quan tâm đúng mức. Những doanh nghiệp có sự ràng buộc với khách hàng hoặc đã bị thanh tra xử phạt sẽ thực hiện tốt công tác tổ chức khám phát hiện BNN cho người lao động. Còn lại đa số chưa thực hiện tốt. Hơn nữa, vấn đề ý thức trong công tác sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động vẫn còn hạn chế. Do người lao động cảm thấy khi sử dụng sẽ vướng, có cảm giác gây trở ngại trong thao tác hoặc chưa hiểu rõ tác hại của YTCH,
YTNH nên không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được doanh nghiệp trang bị. Điều này rất dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN cho người lao động.
Thứ sáu, việc thực hiện quy định về quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, trong giai đoạn 2016-2018 cơ quan quản lý Nhà nước đã tiếp nhận và thực hiện xác nhận việc khai báo sử dụng máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ cho 14 doanh nghiệp với 123 máy, thiết bị được khai báo. Việc quan trắc môi trường lao động do các doanh nghiệp mời các đơn vị đủ chức năng quan trắc mơi trường lao động thực hiện. Vì vậy, chất lượng quan trắc mơi trường lao động cịn nhiều bất cập. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ trong giai đoạn 2016-2018, đã tổ chức thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tại 133 doanh nghiệp, xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ 10 doanh nghiệp với số tiền 137,5 triệu đồng.24
Nhìn chung, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 được ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý giúp cơ quan quản lý Nhà nước triển khai tốt công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; người sử dụng lao động và người lao động xác định rõ về quyền và nghĩa vụ của mình nên ý thức chấp hành càng được nâng lên. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ ở cơ sở được thành lập đã đưa công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từng bước đi vào nề nếp. Về công tác ATLĐ và phòng chống BNN cho người lao động; Người sử dụng lao động đã từng bước thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo ATVSLĐ tại nơi sản xuất và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định của pháp luật về cơng tác phịng chống BNN của người sử dụng lao động vẫn còn hạn chế, một số doanh nghiệp không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện BNN cho người lao động, không thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ hàng năm, khơng bố trí người làm cơng tác y tế cơ quan...
24 Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2018. Tháng 02/2019 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.
Đánh giá chung, công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động nhưng chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, chưa thấy hết được sự tác hại và hậu quả nghiêm trọng xảy ra nếu như người lao động làm việc trong mơi trường lao động mất an tồn bị TNLĐ. Người sử dụng lao động chưa gắn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động và thường đổ lỗi cho việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên hạn chế kinh phí thực hiện cơng tác ATVSLĐ tại đơn vị.
Thứ hai, lực lượng lao động tỉnh Ninh Thuận tăng hàng năm cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp chưa được đào tạo hoặc đào tạo nhưng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất với trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng tay nghề thấp, chưa có tác phong làm việc công nghiệp. Mặt khác, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn người nông dân ngày càng được trang bị, sử dụng nhiều máy, thiết bị, phân hóa học, thuốc hóa chất bảo vệ thực vật nên nguy cơ TNLĐ, nhiễm độc thuốc hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng lớn, trong khi lực lượng làm công tác bảo hộ lao động ở cấp xã khơng có.
Thứ ba, người sử dụng lao động chưa tổ chức đánh giá rủi ro về mối nguy hiểm, huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động và chưa xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm ATVSLĐ phù hợp đối với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc theo quy định. Các doanh nghiệp nhỏ thường sử dụng các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu và không trang bị, cấp phát các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động hoặc có trang bị, cấp phát nhưng không đầy đủ cho người lao động. Trình độ nhận thức của nhiều người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ, lĩnh vực xây dựng còn thấp, thao tác trong lao động thường làm theo thói quen, khơng tn thủ quy trình ATLĐ, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân... Do lực lượng
Thanh tra còn quá ít và phải đảm trách nhiều nhiệm vụ nên khơng thể kiểm sốt để xử lý kịp thời các hành vi sai phạm về lĩnh vực ATVSLĐ.
Thứ tư, việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các thiết bị máy, cơng nghệ, vật liệu mới, ngồi những mặt tích cực, cịn tiềm ẩn những nguy cơ về mất ATVSLĐ; trong khi đó người lao động không được huấn luyện ATVSLĐ nên thiếu thông tin về pháp luật ATVSLĐ dẫn đến chưa nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong cơng tác ATVSLĐ được pháp luật thừa nhận. Người lao động chưa biết cách tự bảo vệ mình, chưa mạnh dạn bày tỏ chính kiến, đặt ra các yêu cầu đối với người sử dụng lao động trong việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ cho chính người lao động. Có một lý do khác là do khó khăn về kinh tế nên người lao động sẵn sàng làm việc trong bất cứ điều kiện, mơi trường làm việc nào miễn là có thu nhập mà không quan tâm đến các nguy cơ rủi ro đe dọa tính mạng của mình. Một số lao động có thái độ dễ dãi, thờ ơ không chấp hành nghiêm những nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc như không sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo hộ cá nhân đã được trang bị; không chịu khám sức khỏe định kỳ khi chủ sử dụng lao động tổ chức khám, không chịu thực hiện bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật mà yêu cầu chủ sử dụng lao động quy ra tiền trả vào lương...
Thứ năm, cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở các doanh nghiệp vừa thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật lại thường xuyên thay đổi, đơn vị không bổ sung, củng cố kịp thời nên chưa được huấn luyện về ATVSLĐ; hầu hết cán bộ làm công tác ATVSLĐ đều là kiêm nhiệm, chỉ chú trọng đến chuyên môn, sản xuất kinh doanh, chưa chú trọng đến công tác huấn luyện ATVSLĐ. Và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATVSLĐ của các cấp, các ngành chưa thường xuyên và chưa kịp thời đến với người lao động.
Thứ sáu, công tác thông tin, tuyên tuyền phổ biến pháp luật về ATVSLĐ của các cấp, các ngành chưa thường xuyên và chưa kịp thời đến với người lao động, việc thông tin, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh truyền hình đã được triển khai qua nhiều năm và nội dung ngày càng cải thiện nhưng số lượng doanh nghiệp, người lao động thực sự ít quan tâm. Đa số các doanh nghiệp cử người tham gia các
lớp tập huấn, huấn luyện không đúng đối tượng theo quy định từng nội dung lớp tập huấn, huấn luyện. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động nhận thức về công tác ATVSLĐ thấp. Doanh nghiệp và người lao động chưa chủ động tiếp cận với các kênh thông tin, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, truyền hình. Việc thơng tin, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, hình ảnh tại doanh nghiệp cịn hạn chế, chưa phong phú, đa dạng.
2.4. Những vướng mắc, bất cập của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động động
Theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm ATVSLĐ và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Trách nhiệm của người lao động phải tuân thủ các quy định về ATVSLĐ và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về ATVSLĐ và về bảo vệ môi trường. Báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận trong 3 năm 2016-2018 trên toàn tỉnh đã xảy ra 24 vụ TNLĐ làm 25 người bị tai nạn trong đó số vụ TNLĐ chết người 08 vụ 08 người; số người bị thương 17 người.25
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 ban hành là một bước tiến quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động cả khu vực trong và ngoài quan hệ lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể:
Một là, cịn phức tạp trong cơng tác quản lý hoạt động kiểm định dẫn đến một đối tượng thiết bị, một kiểm định viên làm kiểm định có thể phải xin nhiều giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định từ nhiều Bộ quản lý. Chẳng hạn, Cẩu tháp phải xin Bộ Xây dựng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, còn bình áp lực thì phải xin Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương.