25 Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2018 Tháng 02/2019 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.
KẾT LUẬN CHUNG
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, BLLĐ được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 trong đó một chương quy định về ATVSLĐ. Từ đây ATVSLĐ được xem như một chế định trong BLLĐ. Ngày 01/7/2016, Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực, để điều chỉnh các quan hệ lao động trong lĩnh vực ATVSLĐ, các Nghị định, Thông tư ra đời để đáp ứng kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ. Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, pháp luật về ATVSLĐ đang còn ở giai đoạn ban đầu, mới tiếp cận, quá trình áp dụng chưa đủ thời gian để kết luận pháp luật về ATVSLĐ đã đi vào đời sống thực tiễn của người lao động hay chưa và cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể để đánh giá về hiệu quả của pháp luật về ATVSLĐ và những lợi ích thiệt hại về TNLĐ, BNN đối với người lao động, người sử dụng lao động trong xã hội. Trong gần 30 năm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ trong cơ chế chuyển đổi đã bọc lộ một số khuyết điểm, những tồn tại nhất định, đó là pháp luật về ATVSLĐ chưa dự liệu tới, hoặc có đề cập đến nhưng mang tính khái quát chưa đi vào đời sống thực tiễn của người lao động.
Xuất phát từ cách nhìn nhận như trên, Luận văn nghiên cứu đề tài: "Pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận" đã tiếp
cận một số nội dung của pháp luật ATVSLĐ vào đời sống thực tiễn của người lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển tương đối nhanh của nền kinh tế, nền pháp luật nói chung và pháp luật về ATVSLĐ nói riêng chưa theo kịp với sự phát triển xã hội. Luận văn xem xét vấn đề dưới góc độ pháp lý, từ lý luận đến thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về ATVSLĐ tại tỉnh Ninh Thuận, qua đó đã cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của pháp luật về ATVSLĐ trong quá trình phát triển của đất nước và trong sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nếu bảo hộ lao động là yêu cầu khách quan của sản xuất thì sự quản lý Nhà nước về ATVSLĐ vào quy trình lao động sản xuất, kinh doanh là yêu cầu không thể thiếu. Giữa văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ và sự áp dụng
của pháp luật ATVSLĐ có mối quan hệ đặc biệt. Bởi vì nguy cơ TNLĐ, BNN xảy ra tính từng giây, từng phút. Vì vậy, nếu pháp luật về ATVSLĐ khơng đầy đủ, chưa đáp ứng thực tiễn đời sống xã hội, chưa tương xứng quan hệ về ATVSLĐ cần điều chỉnh thì việc áp dụng pháp luật ATVSLĐ trong lao động sản xuất sẽ không được thực hiện đúng, đầy đủ, hoặc thực hiện không nghiêm túc, TNLĐ, BNN sẽ xảy ra. Việc áp dụng pháp luật về ATVSLĐ không tuân thủ các quy trình, quy phạm ATVSLĐ, tiêu chuẩn VSLĐ thì sẽ khơng thể lường hết được TNLĐ, BNN sẽ xảy ra như thế nào và hậu quả ra sao.
Luận văn đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của việc thi hành pháp luật về ATVSLĐ, đề xuất những ý tưởng và một số giải pháp hoàn thiện, cơ chế áp dụng pháp luật về ATVSLĐ nhằm mục đích góp phần ngăn chặn, phòng ngừa TNLĐ, BNN trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và ở Việt Nam trong thời gian tới./.
2. Nguyễn Thị Cành, 2001. “Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong
q trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh nghiệp về nhu cầu lao động”, Nhà xuất bản Thống kê.
3. Phạm Đức Chính, 2006. “Thị trường lao động, cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4. Nguyễn Hữu Dũng, Thái Phúc Thành, 2010. “Một số bài học về vai trò của Nhà
nước trong phát triển thị trường lao động ở Việt Nam”. Tạp Chí Lao động - Xã
hội-381.
5. Nguyễn Thị Lan Hương, 2002. “Thị trường lao động Việt Nam định hướng và
phát triển”. Nxb Lao động – Xã hội.
6. Nguyễn Thị Lan Hương, 2008. “Tác động của gia nhập WTO và các vấn đề lao
động và xã hội”. Nxb Lao động – Xã hội.
7. Nguyễn Quốc Tế, 2008. “Nguồn nhân lực, thị trường lao động trong phát triển
kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta”. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế.
8. Nguyễn Mạnh Thắng, 2016. “Bức xúc của công nhân, lao động trong các KCN,
KCX về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”.
9. Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Mạnh Hùng, 2007. “Thị trường lao động khi Việt
Nam gia nhập WTO – Cơ hội, thách thức và những việc cần làm”. Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế.
10. Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Ninh Thuận, “Báo cáo Tổng kết công tác ATVSLĐ”;
11. Tạp Chí Lao động và Cơng đồn.
12. Tởng Liên đồn Lao động Việt Nam, “Tạp Chí nghiên cứu lý luận và thông tin”.