Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

tâm lý...Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ và ảnh hưởng của các YTNH, có hại đối với con người để đề ra các biện pháp làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố đó, hay nói một cách khác là quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các mối nguy nghề nghiệp đó là một trong những nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Trong những năm gần đây, tình hình TNLĐ có xu hướng gia tăng cả về số vụ cũng như mức độ nghiêm trọng, nhiều vụ TNLĐ xảy ra làm chết và bị thương nhiều người; số người bị BNN trong danh mục BNN ngày càng tăng lên. Theo các phân tích, đánh giá thì nguyên nhân dẫn đến TNLĐ có đến 98% do nguyên nhân chủ quan từ điều kiện làm việc khơng an tồn hoặc thiếu an tồn và do các hành vi, thao tác không bảo đảm hoặc không tuân thủ các quy định về ATVSLĐ từ người sử dụng lao động và người lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016, đã nâng tính hiệu lực pháp lý của công tác ATVSLĐ trong đó dành một chương quy định các biện pháp phòng chống các YTNH, YTCH cho người lao động, trong đó buộc các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, người lao động và tở chức Cơng đồn với nguyên tắc bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; tuân thủ đầy đủ các biện pháp ATVSLĐ trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các YTNH, YTCH trong quá trình lao động.

Luật quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm ATVSLĐ cho người lao động, phải tở chức đánh giá, kiểm sốt YTNH, YTCH tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và người lao động được cung cấp thông tin đầy đủ về các YTNH, YTCH tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết; đối với các ngành, nghề có nguy cơ cao về TNLĐ, BNN, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ phải được áp dụng bắt buộc và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc. Người sử dụng lao động phải thường xuyên

phối hợp với Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở để tở chức cho người lao động tham gia hoạt động cải thiện điều kiện lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc. Cơng đồn cơ sở có quyền, trách nhiệm phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua, phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ và xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc; quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật An tồn, vệ sinh lao động 2016, thì “người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát YTNH, YTCH tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng”8. Đây là một quy định mới được pháp luật lao động bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Các YTNH là những yếu tố có trong mơi trường lao động có thể gây chấn thương, bệnh tật nguy hiểm cho người lao động và làm thiệt hại về tài sản, môi trường. Đó là các bộ phận và cơ cấu chuyển động của máy móc thiết bị, nguy hiểm điện, nguy hiểm nổ, nguy hiểm nhiệt, nguy hiểm do hóa chất cơng nghiệp... Các YTCH là những yếu tố có trong mơi trường lao động tác động xấu đến sức khỏe của người lao động như điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của quy chuẩn vệ sinh lao động cho phép gây BNN. Đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại...

1.4.5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa nghiêm, nhất là trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định chỉ để đối phó với sự kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều cơ sở sản xuất có môi trường lao động ô nhiễm nặng gây bệnh tật, suy giảm sức khỏe cho người lao động. Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao

động 2016, người sử dụng lao độngcó trách nhiệm đối với người lao động bị TNLĐ, BNN như sau:

Thứ nhất, phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị TNLĐ và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị TNLĐ hoặc BNN.

Thứ hai, người sử dụng lao động thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN như sau:

* Người sử dụng lao động phải thanh tốn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí khơng nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người lao động tham gia BHYT;

* Người sử dụng lao động phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại hội đồng giám định y khoa;

* Người sử dụng lao động phải thanh tốn tồn bộ chi phí y tế đối với người lao động khơng tham gia BHYT.

Thứ ba, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Thứ tư, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động bị TNLĐ mà khơng hồn tồn do lỗi của chính người lao động gây ra và cho người lao động bị BNN với mức như sau:

* Phải bồi thường cho người lao động ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu người lao động bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động và sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

* Phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do TNLĐ, BNN.

Thứ năm, người sử dụng lao động phải trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ mà do lỗi của chính người lao động gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2016 với mức khả năng suy giảm lao động tương ứng;

Thứ sáu, có trách nhiệm giới thiệu người lao động bị TNLĐ, BNN được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật và thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị TNLĐ, BNN trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày đoàn điều tra TNLĐ công bố biên bản điều tra TNLĐ đối với các vụ TNLĐ chết người; người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị TNLĐ, BNN sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc. Sau đó người sử dụng lao động phải tiến hành lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ, BNN từ quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016.

Thứ bảy, đối với tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị TNLĐ, BNN được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016, là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.9

Theo đó, khi người lao động bị TNLĐ thì phía người sử dụng lao động có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động dựa vào tỉ lệ suy giảm khả năng lao động và lỗi của người lao động, nếu khơng hồn tồn do lỗi của người lao động thì sẽ bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5-10%, sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11- 80%, trường hợp người lao động bị TNLĐ mà do lỗi của chính người lao động thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh ninh thuận (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)