25 Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2018 Tháng 02/2019 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận.
2.5.3. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Để Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 thực sự đi vào thực tiễn đời sống xã hội. Trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần nghiên cứu thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 như ban hành quy định chi tiết thi hành Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 về BHXH, TNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động và Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH 2014 về chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia BHXH tự nguyện. Vì theo Luật An tồn, vệ sinh lao động 2016 và Luật BHXH 2014 chưa có quy định người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện là chưa công bằng và hợp lý. Hiện nay, Nhà nước khuyến khích Nhân dân tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thứ hai, sửa đổi Nghị định 45/2013/NĐ-CP về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đề xuất sửa đổi những qui định chưa phù hợp trong các Nghị định, Thông tư về ATVSLĐ, nghiên cứu phương pháp mới trong việc xác định đặc điểm điều kiện lao động đối với nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm cho phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam hiện nay; rà soát, tập hợp
văn bản hợp nhất về danh mục nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm để giúp doanh nghiệp, người dân dễ tìm kiếm, tra cứu.
Thứ ba, Chính phủ cần quan tâm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong cơng tác quản lý máy, thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính đối với các thủ tục, điều kiện trong việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, kiểm định; nghiên cứu xây dựng và ứng dụng phần mềm về cấp phép giấy chứng nhận huấn luyện và phần mềm cơ sở dữ liệu ATVSLĐ phục vụ tốt cho doanh nghiệp. Vì hiện nay có những quy định một kiểm định viên phải xin giấy phép hoạt động do nhiều Bộ cùng cấp giấy phép.
Thứ tư, điều chỉnh tăng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 của Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc “Mức hỗ trợ tối đa bằng 30% mức giá dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ theo quy định” là thấp, đề nghị tăng lên 40%. Vì tại Điều 17 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đối tượng tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ gồm 6 nhóm, nhưng trong đó nhóm 4 không được hỗ trợ gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Thứ năm, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực ATVSLĐ từ cấp Trung ương đến địa phương để tiện lợi trong việc truy xuất thông tin doanh nghiệp phục vụ cho công tác kiểm tra và báo cáo cơng tác ATVSLĐ. Vì hiện nay chưa ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực ATVSLĐ ở các cấp.
Thứ sáu, nghiên cứu bổ sung vào Điều 86 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 quy định bố trí người làm cơng tác ATVSLĐ ở cấp xã để tuyên truyền, hướng
dẫn người nông dân thực hiện công tác ATVSLĐ khi sử dụng máy, thiết bị, phân hóa học, thuốc hóa chất bảo vệ thực vật... nhằm tránh nguy cơ TNLĐ, BNN do nhiễm độc thuốc hóa chất bảo vệ thực vật cho người lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp. Vì theo quy định tại Điều 86 Luật An tồn, vệ sinh lao động năm 2016 chỉ quy định chung “Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động của UBND các cấp”, trong thực tiễn thì ở cấp xã, phường hiện nay vẫn khơng có người phụ trách công tác ATVSLĐ.