người lao động của tổ chức Cơng đồn. Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về ATVSLĐ như xây dựng pháp luật về ATLĐ, VSLĐ. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức Cơng đồn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về ATVSLĐ. Cơng đồn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ, có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước hữu quan và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn ATVSLĐ; có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây TNLĐ, tham gia điều tra TNLĐ và có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người có trách nhiệm để xảy ra TNLĐ.
1.4.4. Các biện pháp phịng chớng các ́u tớ nguy hiểm, ́u tớ có hại cho người lao động người lao động
Thực tế, tại nơi làm việc của người lao động luôn xuất hiện và tồn tại các YTNH, YTCH có nguy cơ gây mất an tồn dẫn đến TNLĐ, làm tởn thương hoặc gây tử vong cho người lao động; làm suy giảm sức khỏe và BNN cho người lao động. Phòng ngừa, ngăn chặn TNLĐ, BNN cho người lao động chính là quản lý và kiểm soát được các YTNH, YTCH. Các biện pháp phòng chống các YTNH, YTCH cho người lao động được quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc kiểm soát các YTNH, YTCH tại nơi làm việc gồm các nguyên tắc sau: Phải thường xuyên theo dõi, giám sát các YTNH, YTCH tại nơi làm việc. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các YTNH, YTCH tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các YTNH, YTCH đến từng tổ, đội, phân xưởng. Phải thực hiện việc lưu hồ sơ về kiểm soát các YTNH, YTCH phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016 và quy định pháp luật chuyên ngành. Phải cơng khai kết quả kiểm sốt các YTNH, YTCH cho người lao động được biết và phải có quy trình kiểm sốt YTNH, YTCH tại nơi làm việc phù hợp với Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016.
Thứ hai, về nội dung kiểm soát các YTNH, YTCH tại nơi làm việc gồm những nội dung: Thực hiện nhận diện và đánh giá các YTNH, YTCH; cần xác định mục tiêu và các biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH và tiến hành triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH.
Thứ ba, về nhận diện và đánh giá các YTNH, YTCH tại nơi làm việc gồm những việc sau: Tiến hành phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc. Tổ chức khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tởn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc. Và trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm tra các YTNH, YTCH; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các YTCH, phòng chống BNN.
Thứ tư, cần xác định mục tiêu và biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại nơi làm việc phải căn cứ vào việc nhận diện, đánh giá các YTNH, YTCH, người sử dụng lao động xác định mục tiêu và các biện pháp phù hợp để phòng, chống tác hại của các YTNH, YTCH tại nơi làm việc, theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) Tiến hành loại trừ các YTNH, YTCH ngay từ khâu thiết kế nhà xưởng, lựa chọn công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu;
(2) Có biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự tiếp xúc, giảm thiểu tác hại của YTNH, YTCH bằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các biện pháp tở chức, hành chính (thơng tin, tun truyền, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ; xây dựng nội quy, quy trình làm việc ATVSLĐ; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ).
(3) Phải xác định rõ thời gian, địa điểm và nguồn lực để thực hiện mục tiêu, biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH.
Thứ năm, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại nơi làm việc: Một là, người sử dụng lao động hướng dẫn người
lao động biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại nơi làm việc. Hai là, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phịng, chống YTNH, YTCH ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng. Ba là, việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các YTNH, YTCH tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:
Về tình trạng ATVSLĐ của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc. Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ. Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Về kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp. Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ, điều tra TNLĐ.7
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra TNLĐ hoặc BNN cho người lao động. Chúng ta gọi các yếu tố đó là các YTNH và có hại. YTNH là yếu tố gây mất an tồn, làm tởn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. YTCH là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Các YTNH và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và nhiều loại, song tựu trung lại có thể phân thành các nhóm sau: Thứ nhất, các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hố và khơng ion hố), bụi, tiếng ồn, độ rung, thiếu ánh sáng... Thứ hai, các yếu tố hoá học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ... Thứ ba, các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn... Thứ tư, các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, quá tải về thể lực, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về