mức trợ cấp ít nhất bằng 40% của mức bồi thường theo trường hợp không do lỗi của người lao động.
Như vậy, với từng trường hợp cụ thể người sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động cho khoảng thời gian phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động, người lao động cũng có trách nhiệm chi trả những chi phí y tế những phần đồng chi trả không được BHYT chi trả, cịn nếu người lao động khơng tham gia BHYT thì người sử dụng lao động thanh tốn tồn bộ chi phí y tế.
Đồng thời mức bồi thường của phía người sử dụng lao động sẽ xác định dựa trên mức tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do hội đồng giám định y khoa giám định, như sau:
* 10% = 1,5 tháng tiền lương cơ sở;
* (50% - 10%) x 0,4 tháng tiền lương = 16 tháng tiền lương cơ sở;
* Mức bồi thường nếu khơng hồn tồn do lỗi của người lao động = 1,5 + 16 =17,5 tháng tiền lương cơ sở;
* Mức bồi thường nếu do lỗi của người lao động = 40% x 17,5 tháng tiền lương cơ sở.
Việc trợ cấp hàng tháng do bị TNLĐ được quy định rõ trong Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016, tức nếu người lao động có tham gia BHXH thì khi bị TNLĐ và mức suy giảm khả năng lao động là 50% thì sẽ được trợ cấp hàng tháng, trách nhiệm chi trả trợ cấp hàng tháng sẽ do bên cơ quan BHXH thực hiện.
Và theo quy định tại Điều 114 BLLĐ 2012 và Điều 3, Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH thì trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi bị TNLĐ.
Theo đó người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị TNLĐ cụ thể:
Thứ nhất, mức bồi thường được quy định tại Điều 144 BLLĐ 2012, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị TNLĐ, BNN.
* Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thanh tốn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí khơng nằm trong danh mục do BHYT chi trả đối với người
lao động tham gia BHYT và thanh tốn tồn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia BHYT.
* Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị TNLĐ, BNN phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
* Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị TNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 145 của BLLĐ 2012.10
Thứ hai, mức trợ cấp theo Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ, BNN, theo quy định tại Điều 4 về trợ cấp TNLĐ thì người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
* Người lao động bị TNLĐ mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hồn tồn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ;
* Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý và căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn.
Mức trợ cấp được tính như sau: Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do TNLĐ. Và ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT- BLĐTBXH, ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị TNLĐ, BNN hoặc tính theo cơng thức sau:
Ttc = Tbt x 0,4