3.3. Phân tích các thành phần nghiên cứu
3.3.4. Phân tích thành phần Cơ hội học tập và phát triển
Giá trị trung bình của thành phần này là 3,52. Thành phần này được đánh giá ở mức trung bình khá và cũng là thành phần có giá trị trung bình thấp nhất trong số các thành phần nghiên cứu.
Thang đo thành phần này có 4 biến quan sát, đều có giá trị trung bình dưới mức 4.00. Qua hình 3.5 có thể thấy nhân viên ITchưa đượctạo nhiềuđiều kiện thểhiện sức sáng tạo của mình trong cơng việc, chưa thấy được giá trị công việc họ làm đối với Senspark, chưa có nhiều cơ hội học hỏi và phát triển tài năng.
Hình 3.5: Mơ tảmẫu nghiên cứu thang đo Cơ hội học tập và phát triển
Kết quả khảo sátcho thấy nhân viên IT vẫn mongchờ có được nhiều cơ hội học tập và phát triển cá nhân hơn nữatại Senspark.Điều này cũng phù hợp vớitình hình thực tế tại Senspark.Cơ hội học tập tại Senspark chủ yếu được công ty tạo điều kiện qua hình thức tự học. Theo đó, cơng ty ln dành thời gian cho nhân viên IT nghiên cứu, tìm hiểu trước khi bắt tay vào làm dự án, nhất là với các dự án có sử dụng cơng nghệ mới. Đối với nhân viên mới gia nhập, Senspark tạo điều kiện cho họ học hỏi từ đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, Senspark tạo cơ hội cho nhân viên IT lựa chọn phát triển toàn bộ một sản phẩm hoặc tham gia vào một phần của dự án. Điều này giúp cho nhân viên IT tại Senspark có thể cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề ở nhiều khâu phát triển sản phẩm khác nhau.Đây cũng là một trong những lợi thế khi nhân viên làm việc tại Senspark.
Tuy vậy, hiện nay Senspark chưa có chiến lược chung về đào tạo và phát triển cho nhân viên IT. Có thể thấy cơng ty chưa chú trọng nhiều đến các các chương trình đào tạo, huấn luyện nội bộ, chưa đưa ra mục tiêu phấn đấu, phát triển cho từng nhân viên, chưa có cơ hội thăng tiến cho nhân viên IT. Công tychưa tạo nhiều điều kiện cho nhân viên IT thểhiệntài năng, phát huy năng lực, nhất là sức sáng tạo trong công việc. Bên cạnh đó, Senspark cũng chưa phổbiến mục tiêu cơng ty đến từng nhân viên, tần suất khen thưởng, tuyên dương ởSenspark ít, chưa ghi nhận kịp thời các đóng góp của nhân viên. Cũng vì vậy, nhiều nhân viên IT chưacảm nhậnđược ý nghĩa, giá trịcông việc họ làmđối với tổchức.
Tất cảnhững điều trênlà lý do khiếnmức đánhgiá của nhân viên ITđối với thành phần này nằm cậnmức trung bình, thấp nhất trong số các thành phần.Trong khi đó, hiện tại, kết quả cơng việc của nhân viên IT tại Senspark chưa mạnh, được đánh giá ở mức 3,5 so với thang đo 5 (xem Phụ lục 1).Brown & Leigh (1996) đã chỉra rằng cáccơ hội học tập, cơ hội phát triển trong công việc làm gia tăngý nghĩa của công việc, là nguồn
động viên cho người nhân viên đầu tư nhiều hơn vào công việc, đồng thời làm cho họ
tham gia tích cực hơn vào các vai trị trong cơng việc. Rego & Cunha (2008) cũngnhấn mạnh khi nhân viên nhận thấy có cơ hội tốt để học tập và phát triển bản thân, họsẽlàm việchăng hái hơn vì cảm thấy cơng việc bổ ích, có động lực làm việc hơn, sáng tạo nhiều
hơn trong quá trình làm việc vì được trao quyền nhiều hơn, từ đó kết quảcơng việc sẽ được nâng cao.