Khung lý thuyết chung được sử dụng để đánh giá các nhân tố tác động đến xuất khẩu nơng sản nói chung là mơ hình nghiên cứu của Ngơ Thị Mỹ (2016). Trong mơ hình, các nhân tố có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam bao gồm các nhân tố chính như: GDP, dân số, diện tích đất nơng nghiệp, khoảng cách về kinh tế, khoảng cách về địa lý, tỷ giá hối đoái, việc tham gia các khu mậu dịch tự do (APEC) và tổ chức quốc tế (WTO). Theo kết quả nghiên cứu, đối với xuất khẩu nơng sản nói chung, các biến có ý nghĩa thống kê đồng thời có hướng ảnh hưởng cùng chiều là GDP Việt Nam, GDP nước nhập khẩu, dân số Việt Nam, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách kinh tế, tỷ giá, độ mở kinh tế Việt Nam, biến giả WTO. Biến có tác động ngược chiều là diện tích đất nơng nghiệp. Các biến khơng cho thấy tác động là lạm phát và thành viên APEC.
Đặt tên hình
Thực tế đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước khác đã ứng dụng mơ hình trọng lực khi nghiên cứu dịng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Nghiên cứu về xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp của Cộng hịa Séc từ cách nhìn của mơ hình trọng lực, M. Sevela (2002) đã đưa ra một tập hợp 8 biến giải thích bao gồm tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, tổng thu nhập quốc dân (GNI), thuế nhập khẩu trung bình cho các sản phẩm nơng nghiệp, tỷ giá hối đối thực, hai biến giả mô tả tư cách thành viên của EU hoặc EFTA và cuối cùng là khoảng cách địa lý giữa thủ đô của các quốc gia. Kết quả, nghiên cứu chỉ ra được 3 nhân tố là GNI, GNI bình quân đầu người và khoảng cách địa lý có tác động đến sự thay đổi của quy mô thương mại quốc tế sản phẩm nơng nghiệp. Cụ thể GNI có mối tương quan tích cực. Ngược lại khoảng cách địa lý, GNI bình quân đầu người tác động ở chiều làm giảm thương mại song phương. Điều lưu ý về tác động của nhân tố tỷ giá hối đoái thực cũng được chỉ ra trong nghiên cứu của Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015) về hiệu suất của xuất khẩu nông nghiệp Sudan với 31 đối tác thương mại trong giai đoạn 1995-2011. Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này chỉ ra rằng tỷ giá hối đối thực ảnh hưởng tích cực nhưng khơng đáng kể. Theo nhóm tác giả dấu hiệu khơng đáng kể có thể ám chỉ sự thất bại của chính sách phá giá liên tục đã được áp dụng trong những thập kỷ qua của Sudan.
Tương tự mơ hình trọng lực trong nghiên cứu của Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008) đã giải thích hơn 90% phương sai dịng thương mại nông sản giữa Thổ Nhĩ Kỳ và 23 đối tác trong Liên minh châu Âu giai đoạn 1996-2004. Về phương pháp ước lượng tác giả đã sử dụng thử nghiệm Hausman và chỉ ra rằng mơ hình REM là nhất quán và hiệu quả. Kết quả cho thấy các biến cơ bản như quy mô nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và EU, dân số EU, khoảng cách và các biến giả mở rộng bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở các nước EU, sự khác biệt mơi trường khí hậu ngồi Địa Trung Hải, thành viên của Hiệp định Liên minh Hải quan EU-Thổ Nhĩ Kỳ, đất nơng nghiệp của các nước EU có tác động đáng kể đến dòng thương mại nơng sản. Trong đó các nhân tố GDP nước xuất khấu,
GDP đối tác nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu cho thấy tác động tích cực. Ở chiều ngược lại nhân tố khoảng cách và đất canh tác nông nghiệp các nước EU cho tác động tiêu cực. Các biến giả bao gồm dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống ở EU, liên minh hải quan, đất nước ngoài Địa Trung Hải nhằm giải thích yếu tố sự khác biệt về mặt khí hậu cũng cho kết quả có ý nghĩa thống kê ở hướng tác động cùng chiều.
Với mơ hình trọng lực, nghiên cứu về mối quan hệ xuất khẩu nông nghiệp Ai Cập với 50 đối tác thương mại lớn trong giai đoạn 1994 đến 2008, Assem Abu Hatab và cộng sự (2010) đã đi đến kết luận rằng thương mại của Ai Cập nên tuân theo mơ hình GDP, tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dựa trên số lượng, quy mô thị trường, thay vì xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Lý giải cho điều này đến từ kết quả nghiên cứu thực tiễn rằng nhân tố GDP bình quân đầu người của các đối tác nhập khẩu là một yếu tố không đáng kể đồng thời GDP bình quân đầu người nước xuất khẩu khi tăng lên sẽ làm giảm xuất khẩu. Ngược lại với những lý thuyết trước đó, độ mở của Ai Cập và độ mở của nhà nhập khẩu không cho thấy hệ số đáng kể, tương tự cho nhân tố tham gia các FTA. Như vậy điều này ngụ ý rằng lợi nhuận thương mại từ các hiệp định khu vực là tối thiểu. Về mơ hình ước lượng thì kỹ thuật phân tích hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được tác giả cho thấy tính hiệu quả trên cơ sở kiểm định Hausman. Tuy vậy sau đó nghiên cứu của Shanping Yang và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa việc tham gia các FTA cụ thể là Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) đến ngành xuất khẩu nông nghiệp của các quốc gia nằm trong khu vực thương mại tự do này. Từ đó nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai như phân tách nhiều hơn cho các mặt hàng cụ thể, so sánh giữa ACFTA và các FTA khác sử dụng dữ liệu thương mại phân tách từ góc độ tương đồng và khác biệt trong cấu trúc thương mại và tác động hội nhập. Tại nghiên cứu này biến mới chia sẻ đường biên giới chung được đưa vào nghiên cứu bên cạnh các
Tiếp theo trong nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông sản của Nicaragua Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015) tiếp tục đưa vào mơ hình các nhân tố bao gồm GDP bình quân đầu người Nicaragua, GDP bình quân đầu người đối tác nhập khẩu, dân số đối tác nhập khẩu, khoảng cách địa lý, tỷ giá thực, các biến giả là tiếp giáp địa lý, ngôn ngữ chung, tiếp cận cảng biển của đối tác nhập khẩu, ký kết các hiệp định thương mại tự do. Kết quả ước lượng cho thấy GDP bình quân đầu người Nicaragua, GDP bình quân đầu người của các quốc gia đối tác, dân số của các quốc gia này, tỷ giá hối đoái thực cho thấy một mối tương quan tích cực với xuất khẩu nơng sản của Nicaragua. Trong khi đó biến khoảng cách gây ức chế thương mại đáng kể. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là nhóm tác giả dùng ước lượng bình phương bé nhất kết hợp với một ma trận hiệp phương sai nhất qn hay cịn gọi là bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) để điều chỉnh hiện tượng tự tương quan và không đồng nhất.
Từ lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Michael Porter, các nhân tố mới bao gồm giai đoạn phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tự do thương mại, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế trong nghiên cứu của William Greene (2013) về xuất khẩu hàng hóa cơng nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ sang thị trường Ấn Độ có thể xem là nhân tố mới và sự phù hợp trong bối cảnh kinh doanh năng động và hướng nhiều đến hội nhập. Trong nghiên cứu này các nhân tố giai đoạn phát triển kinh tế, tự do thương mại của nước xuất khẩu là Ấn Độ tác động theo hướng thuận chiều, trong khi đó chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Ấn Độ, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế cho thấy tác động tiêu cực. Bàn về khoảng cách trình độ phát triển kinh tế mà cụ thể là đo bằng chênh lệch thu nhập có xu hướng làm giảm dịng xuất khẩu nơng nghiệp, nhấn mạnh sự hội tụ thu nhập là yếu tố có liên quan trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Đây là kết luận được minh chứng trong nghiên cứu của Kushtrim Braha (2017) khi phân tích về các yếu tố chính quyết định xuất khẩu nơng nghiệp Albania trong giai đoạn 1996-2013 với mơ hình trọng lực.
Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam tác giả Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) trong nghiên cứu các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang các quốc gia ASEAN giai đoạn 2000-2015. Các biến được tác giả đề xuất trong mơ hình trọng lực bao gồm GDP, khoảng cách về địa lý và về trình độ phát triển kinh tế, lạm phát của Việt Nam, diện tích đất nơng nghiệp Việt Nam, dân số nước đối tác. Theo kết quả hồi quy thì GDP Việt Nam, diện tích trồng lúa tác động cùng chiều. Khá ngạc nhiên về khoảng cách địa lý cho kết quả trái ngược với những cơng trình trước khi có tác động cùng chiều. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và lạm phát cho kết quả giống lý thuyết và nghiên cứu đi trước với tác động ngược chiều. Về mơ hình ước lượng, tác giả dùng kiểm tra Hausman để chọn ra mơ hình kiểm định REM. Tác giả đồng thời cũng gợi ý những hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai bằng cách bổ sung thêm các biến khoảng cách văn hóa, độ mở kinh tế. Gần đây tác giả Lê Quỳnh Hoa (2017) cũng đã nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do có mức tác động như thế nào đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tác giả nghiên cứu với 212 nước trên thế giới giai đoạn 1997-2015. Vì dữ liệu có chứa giá trị 0 nên tác giả dùng phép ước lượng tối đa hóa khả năng (PPML). Theo kết quả ước lượng thu được thì AFTA và WTO dù có tác động tích cực nhưng với mức độ thấp. Các Hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, và Hiệp định VJEPA chứa đựng hàm lượng cạnh tranh cao vì vậy làm giảm hoạt động xuất khẩu nông sản sang các thị trường trong các khối này.
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản ứng dụng mơ hình trọng lực từ các nghiên cứu trước
Tên biến Xu
hướng tác động
Tác giả/ Năm nghiên cứu
Dân số nước nhập khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
GNI bình quân/ người nước xuất khẩu
- M.Sevela (2002)
GDP bình quân/ người nước xuất khẩu
- Hatab và cộng sự (2010)
+ Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015)
GDP bình quân/ người nước nhập khẩu
+ Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015
GNI + M.Sevela (2002)
GDP nước xuất khẩu + Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008),
Hatab và cộng sự (2010); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
- Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015)
GDP nước nhập khẩu + Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
Khoảng cách địa lý - M.Sevela (2002); Ekrem Erdem và Saban
Nazlioglu (2008); Hatab và cộng sự (2010); Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
+ Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Tỷ giá hối đoái + Medardo Aguirre González và các cộng sự
(2015); Kushtrim Braha (2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ (2016)
Độ mở của nền kinh tế + Ngô Thị Mỹ (2016); Hatab và cộng sự (2010) Tham gia các khu vực
mậu dịch tự do
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008) Medardo Aguirre González và các cộng sự (2015); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015); Ngô Thị Mỹ(2016); Shanping Yang, Inmaculada Martínez-Zarzoso (2013)
Diện tích đất nơng nghiệp nước nhập khẩu
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008);
Diện tích đất nơng nghiệp nước xuất khẩu
+ Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
- Ngô Thị Mỹ(2016)
Ngôn ngữ tương đồng + Hatab và cộng sự (2010); Kushtrim Braha
(2017); Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015)
Đường biên giới chung + Kushtrim Braha (2017);
Adiqa Kiani và cộng sự (2018) Dân số nước xuất khẩu
sống ở nước đối tác
+ Ekrem Erdem và Saban Nazlioglu (2008); Kushtrim Braha (2017)
Môi trường thể chế nước xuất khẩu
- Kushtrim Braha (2017)
Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế
- Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Hạ tầng nước nhập khẩu + Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015)
Lạm phát - Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015)
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu nước nhập khẩu
- William Greene (2013)
Tự do thương mại + William Greene (2013)
Ghi chú: (+): Tác động cùng chiều; (-): Tác động ngược chiều Nguồn: Tác giả tổng hợp