Nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới của Canada

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 64 - 67)

081400 Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt,

4.2.1. Nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới của Canada

Nhiều năm qua, do xu hướng sử dụng thực phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe, nhu cầu tiêu thụ trái cây của Canada tăng đáng kể (Báo Cáo về Hành vi lành mạnh của cơ quan Thống kê Canada, 2017). Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Thực phẩm Nông nghiệp Canada, năm 2017 là năm thứ 15 liên tiếp ngành nhập khẩu trái cây tươi của Canada tiếp tục tăng trưởng. Tổng cộng, Canada đã nhập khẩu 6,58 tỷ USD trái cây tươi trong năm 2017, tăng 1,6% so với năm trước và tăng 140,0% trong 15 năm qua.

Trong đó, chuối (dạng tươi và khô) là loại trái cây nhiệt đới được nhập khẩu đứng thứ hai với trị giá 548 triệu USD, chiếm tỷ lệ 9%. Các loại trái cây nhiệt đới khác là bơ (291 triệu USD, chiếm tỷ lệ 5%), quýt hồng, quýt (278 triệu USD, tỷ lệ 4,6%), cam (253,4 triệu USD, tỷ lệ 4,2%)

Xét trên bình diện thế giới, Canada nằm trong 5 quốc gia nhập khẩu trái cây hàng đầu thế giới, chiếm 4,3%, xếp vị trí thứ 3, chỉ sau Mỹ (tính tốn từ UN Comtrade, 2017)

Hình 4.6: 5 quốc gia nhập khẩu trái cây nhiệt đới lớn nhất thế giới năm 2017

Nguồn: Tác giả tính tốn từ UN Comtrade, 2017

Về sản lượng tự cung trong nước, năm 2017 đã giảm 4,6% so với năm 2016 xuống còn 1,04 tỷ USD (Bộ Nông Nghiệp và Thực phẩm Nông nghiệp Canada).

Nghiên cứu các tín hiệu lạc quan đến từ thị trường mục tiêu, tác giả đã có những khám phá khá thú vị. Năm 2007, Chính phủ Canada đã ban hành hướng dẫn thực hành ăn uống tốt. Hướng dẫn này nhằm mục đích khuyến nghị và dần tạo thói quen ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh mỗi ngày cũng như thực hành hành vi lành mạnh và môi trường dinh dưỡng hỗ trợ cho sức khỏe. Cụ thể Hướng dẫn khuyến nghị người dân ăn nhiều rau và trái cây, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm protein, chọn thực phẩm protein đến từ thực vật (như đậu và các loại hạt) thường xuyên hơn. Trong đó sự tập trung nhiều nhất là vào rau quả, chiếm tỷ trọng một nửa đĩa thức ăn.

EU16% 16% Mỹ 13% Nga 2.8% Trung Quốc 3.8% Canada 4.7% Khác 59%

Hình 4.7: Hướng dẫn thực hành ăn uống tốt của Chính phủ Canada

Nguồn: Canada Food Guide, 2019

Nghiên cứu sau đó của Chính phủ đã kết luận rằng Hướng dẫn ăn uống tốt "ảnh

hưởng đến hành vi chế độ ăn uống của một bộ phận đáng kể dân số và tác động đến các hành vi ăn kiêng có thể cịn mạnh mẽ hơn. Có hơn 85% số người được hỏi ở Canada cho biết đã bổ sung thêm nhiều nguồn thực vật và protein từ thực vật vào chế độ ăn uống của họ để cải thiện sức khỏe”. Trong năm 2017 có 28,6% người Canada từ 12 tuổi trở

lên (khoảng 8,3 triệu người) báo cáo rằng họ đã ăn trái cây và rau quả năm lần trở lên mỗi ngày; 50,4% người Canada từ 18 tuổi trở lên (khoảng 13,4 triệu người) có chỉ số HBS1 là 3 hoặc 4, cho thấy mức độ gắn kết cao hơn với các hành vi lành mạnh (Báo Cáo

1

Healthy Behaviours Score (HBS): đếm số hành vi lành mạnh của một cá nhân (hút thuốc, uống rượu, hoạt động thể chất và tần suất tiêu thụ trái cây và rau quả). HBS thay đổi từ 0 đến 4 tùy thuộc vào số lượng hành vi lành mạnh được báo cáo.

về Hành vi lành mạnh của cơ quan Thống kê Canada, 2017). Đây quả thực là một tin vui cho hoạt động nhập khẩu trái cây Việt Nam vào Canada.

Bảng 4.3: Số lượng trái cây nhiệt đới trên một người Canada năm 2017

Loại trái cây nhiệt đới Số lượng (kg)

Chuối 15,7

Dưa hấu các loại 21,76

Cam 9,43 Quýt hồng 3,83 Dứa 3,09 Bơ 2,01 Chanh 2,69 Ổi,xoài 1,44 Bưởi 1,01 Đu đủ 0,42 Dừa 0,33

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông nghiệp thực phẩm Canada, 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)