Hàm ý đối với chủ trương và chính sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 99 - 102)

5 Giai đoạn 2: nền kinh tế phát triển theo hướng hiệu quả Năng lực cạnh tranh ngày càng được thúc đẩy bởi giáo dục và đào

5.2.1. Hàm ý đối với chủ trương và chính sách Nhà nước

Căn cứ trên tác động của các nhân tố GDP Việt Nam, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam.

Hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc độ trung bình gần 7% một năm và có thu nhập bình qn đầu người ở mức trung bình thấp là kết quả của cơng cuộc đổi mới nền kinh tế sau 30 năm, tuy nhiên để có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững thì Việt Nam cần thiết kế lại mơ hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển. Tại hội thảo “Mơ hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-

2030, tầm nhìn đến 2045” được tổ chức bởi sự phối hợp của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ

tướng Chính Phủ, Ngân hàng Thế giới vào ngày 20/03/2019 xác định nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa trên năng suất lao động cao, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại và tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Như đã trình bày ở phần thảo luận kết quả nghiên cứu, Diễn đàn kinh tế thế giới đã chỉ ra những trụ cột cần tiến hành cải thiện để Việt Nam đạt tăng trưởng ở các giai đoạn phát triển kinh tế hướng đến hiệu quả và đổi mới.

Thứ nhất về trụ cột Giáo dục và đào tạo trình độ cao, nền kinh tế Việt Nam nói chung

và ngành sản xuất cây ăn quả nói riêng cần chuyển từ trạng thái thâm dụng lao động sang thâm dụng vốn và tri thức. Nguồn lao động chất lượng cao được xem là một trong những yếu tố tiên quyết để nâng cao năng suất từ đó tăng trưởng kinh tế. Riêng ngành sản xuất cây trái cây, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao sẽ giúp làm ra những sản phẩm

chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường và hướng đến cạnh tranh bền vững. Đây sẽ là hạt nhân quan trọng trong tiến trình chúng ta vươn lên nền nơng nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ. Cụ thể tác giả xin đề cập đến đề xuất về hoạt động đào tạo cho lực lượng kỹ sư nông nghiệp và người nông dân trực tiếp canh tác vườn cây ăn quả.

Đối với việc đầu tư và đào tạo ra lực lượng kỹ sư trong nông nghiệp cần gắn đào tạo và thị trường, đào tạo theo nhu cầu thực tiễn và đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường tính thực hành, đặc biệt là gắn với mục tiêu tăng năng suất của quốc gia là nghiên cứu ứng dụng công nghệ, cập xu hướng thế giới. Ngồi ra chương trình giảng dạy cần trang bị cho sinh viên các kiến thức về kỹ thuật, kinh doanh am hiểu các loại quả chủ lực theo định hướng của Bộ NN&PTNT, nhu cầu thị trường và hiệu quả kinh tế.

Về chương trình đào tạo cho người nơng dân, cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn giúp ứng dụng thực hành nơng nghiệp an tồn, thể hiện trách nhiệm xã hội trong sản xuất, phương pháp nâng cao năng suất, giảm sức lao động thủ cơng, tiết kiệm chi phí, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu, an tồn mơi trường cho thế hệ sau.

Thứ hai mặc dù thực tế chúng ta đã có những thành tựu đáng ghi nhận về cải cách

thể chế trong thời gian qua nhưng so với thơng lệ quốc tế, thì cịn nhiều vấn đề cần được cải thiện.

Đầu tiên cần tiếp tục cải cách thể chế một cách mạnh mẽ theo cơ chế thị trường với hướng ưu tiên cho động lực kinh tế tư nhân. Theo đó cần hồn thiện và phát triển thể chế, pháp luật và các văn bản dưới luật một cách đồng bộ, ổn định, minh bạch, tạo điều kiện giúp đảm hoạt động kinh doanh được diễn ra thông suốt, tạo được hệ sinh thái kinh doanh năng động. Đơn cử như việc cấp mã code dùng để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hiện nay dưới thẩm quyền của Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT). Nếu khơng có mã này thì doanh nghiệp khó lịng thâm nhập được vào thị trường Canada và

có diện tích đủ lớn, ghi chép nhật ký rõ ràng, sản xuất sạch, tuy nhiên, dù cho có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện cũng phải chờ đợi thời gian dài mới có được mã code, dẫn đến chậm trễ, phải hỗn thậm chí hủy đơn hàng. Nguyên nhân của vấn đề trên bắt nguồn từ việc cơ quan có thẩm quyền thì lại q xa vùng nguyên liệu, trong khi Sở Nông nghiệp và phát triển nơng thơn địa phương gần và có khả năng thẩm định nhanh, sâu sát hơn lại không được giao nhiệm vụ. Vì thế, tác giả kiến nghị cần phải có sự trao quyền từ các cơ quan trong bộ máy Chính phủ, phải làm sao kiểm sốt được việc cấp mã code nhưng phải đảm bảo nhanh chóng, kịp tiến độ cho người dân.

Tiếp theo khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp nói chung và kinh doanh sản xuất xuất khẩu trái cây nói riêng, xác định đây chính là trụ cột đưa nền sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất trái cây Việt Nam nói riêng theo hướng thương mại hàng hóa. Tại điểm này Nhà nước cần có cơ chế tạo sức hút và hỗ trợ doanh nghiệp. Đặc biệt vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là quyền sử dụng đất để thúc đẩy sự tập trung để phát triển trên quy mơ lớn, cần có cơ chế đồng bộ như các chính sách th, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác của doanh nghiệp và người nơng dân. Đồng thời với đó là cơ chế, chính sách tạo quỹ đất cho phát triển cây ăn trái tập trung, quy mô theo cánh đồng mẫu lớn. Ngồi ra khuyến khích dựa trên chính sách ưu đãi về thuế cũng là một ý tưởng thu hút doanh nghiệp đầu tư và khởi nghiệp ở lĩnh vực này.

Một giải pháp về thể chế nữa hướng cụ thể đến nơng nghiệp nói chung và sản xuất xuất khẩu trái cây nói riêng là Nhà nước cần chú trọng định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp và Nhà nông. Nhà khoa học nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến giống cây trồng, sau đó chuyển giao giống cùng các ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chế biến, từ đó phổ biến cho nơng dân. Nhà doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

(GAP). Nơng dân thì có nghĩa vụ thực hiện sản xuất theo đúng cam kết chất lượng và sản lượng trong hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp. Vai trị của Nhà nước ngồi việc giúp đỡ các nhà thông qua việc cho vay vốn, ưu đãi lãi suất, hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật và đầu tư cơ sở hạ tầng, thì cịn cần sự can thiệp, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị cho các Hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân. Khi mà hiện nay, vi phạm hợp đồng giao dịch trái cây khá phổ biến, nông dân từ chối cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp, tỷ lệ mua bán qua hợp đồng thường chỉ chiếm 30% sản lượng. Thực tế cho thấy Hợp đồng nông sản chỉ hướng tới các hộ nơng có quy mơ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng song Cửu Long. Nhà nước cần có sự tập trung nghiên cứu thực trạng này để có thể biến Hợp đồng tiêu thụ nơng sản trở thành tập quán mới trong sản xuất nông nghiệp, vận động sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và nông dân, bảo đảm công bằng quyền lợi cho các bên. Nền kinh tế muốn hội nhập sâu rộng cần có sự liên kết chặt chẽ tất cả các tác nhân, có thế mới ổn định và phát triển bền vững

Về biện pháp để cải thiện vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm, Cơ quan quản lý nhà nước cần có cách tiếp cận kiểm sốt theo hệ thống từ khâu sản xuất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, vận chuyển… thay vì cách kiểm tra sản phẩm cuối cùng như hiện nay. Đồng thời tác giả kiến nghị Nhà nước nên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia cho nơng sản nói chung trong đó có trái cây tươi dựa trên bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn của quốc tế như Chương trình tiêu chuẩn thực phẩm của FAO/WHO7 (FAO/WHO Food Standards Programme), Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật 8(International Plant

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)