Thực tế các đề tài trước đó đã chứng minh việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế cần phải được lượng hóa bằng mơ hình cụ thể. Trong đó mơ hình
trọng lực cho thấy tính hiệu quả khi giải thích được sự biến động giá trị giao dịch thương mại.
Vì những lý do trên, đề tài chọn mơ hình trọng lực là mơ hình nghiên cứu chính giúp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam. Việc lựa chọn các biến đưa vào mơ hình phân tích dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây. Cụ thể như sau:
- Các biến GDP của Việt Nam, GDP nước nhập khẩu và biến khoảng cách về địa lý được xem là 3 biến khơng thể thiếu trong mơ hình trọng lực.
- Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước được sử dụng dựa trên nghiên cứu Ngô Thị Mỹ (2016).
- Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam và biến mức độ tự do thương mại của thị trường nhập khẩu dựa theo nghiên cứu của William Greene (2013) - Biến tỷ giá hối đoái tham khảo vận dụng từ các nghiên cứu của Medardo
Aguirre González và các cộng sự (2015); Kushtrim Braha (2017), Ebaidalla, M. Ebaidalla và Atif A. Abdalla (2015), Ngô Thị Mỹ (2016).
Như vậy thông qua kết hợp mơ hình đã phác thảo, giả thuyết kỳ vọng hướng tác động của từng nhân tố đưa ra ở chương 2 và phân tích tính cơ sở khoa học của mơ hình trọng lực cũng như các nhân tố đưa vào nghiên cứu, tác giả viết lại phương trình cho các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada như sau:
LnExp = G + β1*lnGDPj + β2*lnGDPvn + β3*lnExc + β4*lnoverallvn - β5* lnEdist- β6* lnDIST + β7*lntradefreedom
Trong đó:
G: hằng số
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: hệ số hồi quy
Exp: giá trị xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada 2001-2017
Exc: tỷ giá hối đối giữa đồng đơ la Canada (CAD) trên VNĐ giai đoạn 2001-2017 Overallvn: chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giai đoạn 2001-2017 Tradefreedom: mức độ tự do thương mại của Canada giai đoạn 2001-2017
Edist, DIST: lần lượt là khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và về địa lý giữa
Việt Nam và Canada giai đoạn 2001-2017
Tóm tắt chương 3
Chương 3 đã đưa ra các bước thiết kế nghiên cứu thông qua các các cách tiếp cận vấn đề, phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu. Theo đó tác giả tiếp cận vấn đề bằng cách hệ thống hóa, kế thừa tri thức, tiếp cận liên ngành và tiếp cận điển hình. Về hướng phân tích bộ dữ liệu, cả hai phương pháp đinh tính và định lượng đều được sử dụng. Trong đó, phương pháp định lượng là chủ yếu thơng qua phân tích thống kê mơ tả và phân tích hồi quy. Đồng thời, dựa trên nền tảng khảo lược lý thuyết ở chương 2, trong chương 3 tác giả cũng đưa ra mơ hình nghiên cứu chính thức.