Các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 40 - 48)

Như vậy thơng qua lược khảo các cơng trình nghiên cứu đi trước có thể rút ra một vài kết luận như sau. Thứ nhất mơ hình trọng lực khơng thể thiếu ba nhân tố cơ bản là

GDP nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu và khoảng cách địa lý. Thứ hai, tương tự

khoảng cách địa lý, hoạt động xuất khẩu của quốc gia chịu sự tác động ngược chiều của

khoảng cách trình độ phát triển kinh tế giữa hai nước. Kinh nghiệm lấy từ nghiên cứu

của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015); Ngô Thị Mỹ (2016).

Trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình ứng dụng mơ hình trọng lực để lượng hóa tác động của các nhân tố tới hoạt động ngoại thương nông sản. Các nhân tố đưa vào khá đa dạng, đồng thời những nghiên cứu gần đây cũng đã khám phá thêm những nhân tố mới và cho ra kết quả thống kê có ý nghĩa đặc biệt là các nhân tố như chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại của quốc gia nhập khẩu. Đối với những cơng trình nghiên cứu trong nước gần đây đã có những nghiên cứu chuyên sâu có sử dụng mơ hình trọng lực để đánh giá tác động của khá đa dạng các nhân tố tới xuất khẩu nơng sản. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khám phá tác động của các nhân tố tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi. Trong bối cảnh mới Hiệp định CPTPP đi vào thực thi và Canada là một nước thành viên thì những nhân tố nào tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường này là một câu hỏi cịn bỏ ngỏ. Vì vậy đề tài ứng dụng mơ hình trọng lực để nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sẽ giải quyết những quan tâm mang tính thời sự cao cũng như khắc phục những điểm cịn thiếu của các cơng trình nghiên cứu trước đây.

Tại Việt Nam, mặc dù các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Ngơ Thị Mỹ (2016) và Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) đã đưa vào mơ hình khá đa dạng các nhân tố khi đề cập đến xuất khẩu nông sản, tuy vậy khi xét riêng mặt hàng trái cây tươi thì câu

hỏi đặt ra là những nhân tố nào sẽ đóng vai trị giải thích cho kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canda xét trong bối cảnh của Việt Nam ở giai đoạn 2001-2017.

Thực tế trái cây tươi Việt Nam dù có lợi thế xuất khẩu nhưng vẫn phải phụ thuộc nhiều vào một thị trường là Trung Quốc với giá trị thấp khi phần lớn phải giao dịch qua con đường tiểu ngạch. Theo đó những ngun nhân đến từ nhiều khía cạnh như thương mại trái cây không gắn với xây dựng thương hiệu, tỷ trọng chi phí logistic cao, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán dẫn đến không thể đồng bộ chất lượng cũng như đủ lượng lớn cho xuất khẩu, công nghệ bảo quản cịn yếu khơng giữ được chất lượng ban đầu…Đồng thời theo nhìn nhận, đánh giá từ Bộ NN& PTNN, Hiệp hội rau quả Việt Nam và nhiều doanh nghiệp tham gia trong ngành thì ngun nhân chính yếu nằm ở tiêu chuẩn chất lượng khắt khe và các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ở thị trường nhập khẩu. (Trần Thanh Long, 2010).

Thực tế cho thấy, vấn đề căn cơ không nằm ở thuế quan. Hầu hết mức thuế đối với các nhóm trái cây xuất nhiều nhất của Việt Nam đều đã lùi về 0% hoặc ở mức thấp tương đối, ngay cả ở những thị trường có sự bảo hộ nơng nghiệp cao như EU, Mỹ (phụ lục 2)

Thực tế thực hành nơng nghiệp Việt Nam cịn thuần nơng nghiệp, hàm lượng công nghệ rất thấp. Đồng thời ngành sản xuất cây ăn quả Việt Nam còn phân tán, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, văn hóa đồn kết tương trợ thậm chí là cạnh tranh lẫn nhau nên khó để có vùng nguyên liệu đúng như quy định các thị trường yêu cầu. Minh chứng là hình thức kinh tế nơng hộ có diện tích dưới 2ha chiếm số lượng lớn với 8,5 triệu hộ; kinh tế trang trại chỉ chiếm số lượng 9.216 trang trại, hình thức canh tác theo cánh đồng mẫu lớn là 2.262 cánh đồng (Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, Bộ NN&PTNT). Với thực trạng phân tán, nhỏ lẻ như hiện nay, mỗi nông hộ sẽ thực hành canh tác dựa trên kinh nghiệm thuần nơng, thiếu tính định hướng thị trường, sản xuất ồ ạt, thiếu sự cập nhật quy định, thiếu trách nhiệm xã hội, sử dụng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phụ thuộc vào thương lái vì thế mà khó đạt được năng suất, chất lượng theo lợi

thế quy mơ, khó để diễn ra các cuộc cách mạng hóa trên tồn ngành và cuối cùng là con đường xuất khẩu vẫn cứ mãi hẹp. Chính điều này đã hạn chế năng lực tuân thủ của trái cây Việt khi bước ra thế giới.

Theo thống kê của UNIDO giai đoạn 2002-2012, năng lực tuân thủ các quy định nhâp khẩu được đánh giá thấp tại thị trường Nhật, EU và có mức trung bình tại thị trường Mỹ, Úc.

Hình 2.2: Năng lực tuân thủ quy định nhập khẩu của rau quả tươi Việt Nam tại các thị trường 2002-2012

Như vậy con đường xuất khẩu trái cây sẽ vẫn hẹp thậm chí là cơ hội bằng khơng nếu khơng tn thủ dù thị trường ấy có mở cửa đi chăng nữa. Thực tế cho thấy đã có khơng ít lượng trái cây Việt Nam phải trả về do vi phạm các quy định. Các nguyên nhân từ chối đơn cử ở thị trường Úc là do các độc tố nấm mốc, ở châu Âu phần lớn là do nhân tố nhiễm khuẩn, tại thị trường Nhật là yếu tố nhiễm khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hay tại thị trường Mỹ là do yếu tố ghi nhãn, thiếu tài liệu, chứng chỉ, điều kiện vệ sinh. Từ năm 2006 đến năm 2011, số lần bị trả về ở thị trường Hoa kỳ là 160 lần, Nhật Bản là 34 lần và ở Úc là 23 lần (UNIDO, 2012). Và điều hệ lụy quan trọng hơn hết là uy tín, vị thế hình ảnh trái cây Việt Nam trên bàn đàm phán quốc tế.

Hình 2.3: Nguyên nhân trái cây bị từ chối từ một số thị trường giai đoạn 2002-2010

Nguồn: UNIDO, 2012

Đúc kết từ các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm đi trước cũng như xét đến các thực trạng nổi bật đã và đang tồn tại trong ngành hàng xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam

hiện nay, tác giả đề xuất các nhân tố giải thích đưa vào mơ hình kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường Canada như sau:

Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product)

Đây là biến cơ bản khơng thể thiếu trong mơ hình trọng lực kể từ khi xuất hiện, đại diện cho quy mô, sức mạnh của nền kinh tế, bao gồm GDP nước xuất khẩu và GDP nước nhập khẩu.

GDP nước xuất khẩu (mô tả quy mô nền kinh tế xuất khẩu)

GDP đo lường giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một phạm vi lãnh thổ nhất định trong một thời gian nhất định. Dựa vào lý thuyết lĩnh vực kinh tế, tổng giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong quốc gia tăng lên có nghĩa lượng cung sẽ tăng lên, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi. Phân tích sâu hơn, thì ảnh hưởng của GDP lên kim ngạch xuất khẩu sẽ khác nhau qua từng quốc gia. Đối với nền kinh tế lấy xuất khẩu làm mục tiêu để phát triển thì xuất khẩu và GDP có quan hệ chặt chẽ. Thế nhưng đối với những nước khơng đặt nặng xt khẩu, hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước phục vụ cho nội địa thì kim ngạch và GDP lại ít có liên quan. Tại Việt Nam, một đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế với các chính sách đẩy mạnh xuất khẩu để thu về ngoại tệ thì nhân tố này được kỳ vọng là tương quan cùng chiều.

GDP nước nhập khẩu (thể hiện quy mơ nền kinh tế nhập khẩu)

Về phía nước nhập khẩu, GDP lớn đồng nghĩa nhu cầu mua sắm, tiêu thụ hàng hóa của nước đó cao, từ đó có thể nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng theo để phục vụ cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Đặc biệt đối với mặt hàng trái cây tươi – mặt hàng có tính chất theo mùa, như vậy để đáp ứng nhu cầu quanh năm và cơ hội sử dụng loại quả đúng mùa có hàm lượng dinh dưỡng cao thì phần lớn các nước đều gia tăng nhập khẩu từ bán cầu cịn lại. Nhưng khi phân tích ở khía cạnh khác, GDP tăng đồng thời lại cho thấy khả năng tự

sẽ càng hẹp. Dù vậy, chiều tác động của nhân tố GDP nước nhập khẩu còn phụ thuộc vào bản chất của từng loại hàng hóa, cụ thể là mức độ thiết yếu của mặt hàng. Với xa xỉ phẩm thì thu nhập và nhu cầu tỷ lệ thuận; với những hàng hóa thứ cấp thì khi thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ giảm; cịn với hàng hóa thơng dụng, mức sống tăng dẫn tới nhu cầu tăng nhưng kèm theo đó là địi hỏi sự nâng cấp về chất lượng của sản phẩm, khắt khe hơn. Đánh giá một loại hàng hóa thuộc nhóm thứ cấp, thiết yếu hay xa xỉ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quốc gia đó trọng xuất khẩu hay nhập khẩu. Thực tế cho thấy không dễ để khẳng định rõ ràng tác động quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu với kim ngạch xuất khẩu là thuận hay nghịch chiều. Tuy nhiên, dựa vào một số cơng trình nghiên cứu đi trước, do nơng sản nói chung và trái cây tươi nói riêng là mặt hàng thiết yếu, được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhất là trong cuộc sống hiện đại, nên hầu hết các quốc gia đều coi trọng sản xuất trái cây để phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân. Nói cách khác, khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó sẽ tăng cường sản xuất và nâng cao chất lượng và khối lượng nông sản trong nước, gia tăng cạnh tranh làm nhập khẩu hàng hóa bị giảm đi và tác động ngược chiều tới kim ngạch xuất khẩu.

Khoảng cách địa lý

Được đưa vào mơ hình trọng lực cùng với nhân tố quy mô nền kinh tế từ thuở ban đầu, khoảng cách địa lý là biến không thể không đề cập. Đây được xem là một nhân tố cản trở dịng thương mại song phương. Trong q trình vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang nơi khác thì khoảng cách càng xa, cước phí vận chuyển sẽ càng cao, càng hao tốn nhiên liệu; ngoài ra, thời gian vận chuyển càng dài, rủi ro càng dễ xảy ra. Với đặc thù tươi sống, mặt hàng trái cây tươi đòi hỏi cao trong khâu bảo quản, khoảng cách địa lý lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng. Ðây là một nguyên nhân khiến các quốc gia chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước các nước trong cùng khu vực hoặc nhiều hơn là có chung đường biên giới. Đây cũng được xem là một trong những lời giải cho việc thị trường Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu khi xuất ngoại trái cây tươi.

Từ khái niệm ban đầu mở rộng ra, khoảng cách giữa hai quốc gia trong những nghiên cứu về sau được hiểu không chỉ theo nghĩa đen về mặt địa lý mà còn ám chỉ sự khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, khoảng cách về văn hóa, ngơn ngữ.

Khoảng cách trình độ phát triển kinh tế

Bàn về nhân tố khoảng cách trình độ phát triển kinh tế có nhiều lập luận trái chiều nhau. Mơ hình Heckscher-Ohlin, gọi tắt là mơ hình H-O dùng dự báo quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào dựa trên yếu tố sản xuất cơ sở sẵn có của quốc gia đó. Sự khác biệt về kinh tế sẽ làm tăng giao thương diễn ra trên mặt hàng thâm dụng yếu tố đầu vào khác nhau. Tuy nhiên, nếu hai nước có trình độ phát triển tương đương, thì nhu cầu tiêu thụ, thị hiếu, sự địi hỏi về mặt chất lượng sẽ gần nhau hơn, dẫn đến hàng hóa đáp ứng được điều kiện, quy định của nhau và vì vậy mà tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nghĩa là tác động nghịch chiều. Nghiên cứu của Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2015) về mặt hàng gạo (cũng là mặt hàng nông sản như trái cây) xuất khẩu sang thị trường ASEAN đã cho thấy khi khoảng cách kinh tế càng lớn sẽ càng làm giảm kim ngạch xuất khẩu.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là tỷ lệ giữa hai đồng tiền của hai quốc gia, khi giá một đơn vị tiền tệ của quốc gia này được tính bằng tiền của quốc gia khác. Tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thương mại quốc tế. Có nhiều phương pháp tiếp cận tỷ giá hối đoái và trong đề tài của mình, tác giả nghiên cứu dưới khía cạnh tỷ giá hối đoái thực của đồng tiền ngoại tệ so với nội tệ (Exchange Rate – ER). Trong thương mại, chính sách tỷ giá hối đối có tác động đến kim ngạch xuất khẩu. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hóa, thơng qua giá cả tác động đến mức cầu của thị trường. Thực tế cho thấy, khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với ngoại tệ, tức là khi xuất khẩu cùng một lượng hàng hóa, thu về số ngoại tệ tương đương nhưng sẽ đổi ra được nhiều

xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đó chỉ mới thể hiện tác động tới khối lượng xuất khẩu của tỷ giá, còn đối với kim ngạch thì cịn phải xem xét đến độ co giãn của cầu theo giá. Nếu hàng hóa có độ co giãn cao thì khi tỷ giá tăng lên, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ cũng sẽ tăng lên. Sự mất giá của đồng tiền so với các loại tiền tệ của đối tác kích thích xuất khẩu nơng sản (Assem Abu Hatab và cộng sự, 2010; Kushtrim Braha, 2017). Tỷ giá hối đối có mối tương quan tích cực với xuất khẩu nơng sản (Medardo Aguirre González và các cộng sự, 2015). Ở phương diện khác, độ biến động của tỷ giá cũng buộc nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng, tức là phải có khoản dự phịng rủi ro tỷ giá, chi phí bỏ ra sẽ phải cao hơn, khiến cho động lực xuất khẩu giảm.

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam

Chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu là một tính tốn của Diễn đàn kinh tế thế giới. Có 12 tiêu chí được đưa ra để tính tốn và xếp hạng năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế: môi trường thể chế, hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục đại học và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, sẵn sàng áp dụng cơng nghệ, kích thước thị trường, kinh doanh nhạy bén, năng động và cuối cùng là đổi mới.

Chỉ số này thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia. William Greene (2013) đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng chỉ số này của quốc gia nhập khẩu có tác động trái chiều lên giao thương với nước xuất khẩu, cụ thể là điểm số kém cạnh tranh ở các tiêu chí nhánh như thể chế, hạ tầng gây cản trở, kìm hãm nhập khẩu và vì thế tác động nghịch lên xuất khẩu của quốc gia đối tác. Xét trong điều kiện Việt Nam lấy mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu làm động lực phát triển thì chỉ số năng lực cạnh tranh tồn cầu được kỳ vọng là có tác động cùng chiều đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam.

Mức độ tự do thương mại được đánh giá thông qua Chỉ số tự do thương mại. Chỉ số này là một tính tốn của Quỹ Di sản và Chỉ số Tự do Kinh tế của Tạp chí Phố Wall. Con số đại diện cho sự tổng hợp của hàng rào thuế quan và phi thuế quan quốc gia (Johnson, Holms, và Kirkpatrick 1998). Chỉ số đo lường mức độ của tự do thương mại hóa của một quốc gia và chiều tác động của nhân tố này lên giá trị xuất khẩu trái cây tươi được kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)