Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 51 - 52)

Tiếp cận hệ thống: được sử dụng đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngồi có tác

động đến xuất khẩu trái cây Việt Nam. Các nhân tố bên ngoài ngoài bao gồm các rào cản thương mại, khoảng cách địa lý, trình độ phát triển kinh tế, mức độ tự do thương mại của nước đối tác. Các nhân tố bên trong bao gồm quy mô nền kinh tế, năng lực cạnh tranh tổng thể. Thơng qua hệ thống nhân tố ở khía cạnh bên trong cũng như bên ngồi bước đầu hình thành bức tranh tổng thể về các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam.

Tiếp cận kế thừa tri thức: đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu trong nước và trên

thế giới về lĩnh vực thương mại nơng sản nói chung. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu thường chỉ phù hợp với điều kiện của một quốc gia nhưng không hẳn phù hợp ở quốc gia khác cũng như một mặt hàng cụ thể là trái cây tươi. Như vậy, việc kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nghiên cứu ở các nghiên cứu trước đây sẽ tạo nền tảng cho việc nghiên cứu của đề tài đi đúng hướng.

Tiếp cận liên ngành: Xuất khẩu trái cây tươi là chuỗi hoạt động bao gồm nhiều khâu

thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy hướng tiếp cận xem xét các mối quan hệ liên quan này để từ đó chỉ ra những hạn chế trong sự liên kết với các ngành liên quan nhằm mở rộng quan điểm khi đề xuất giải pháp.

Tiếp cận điển hình: so với các nước châu Mỹ, Việt Nam có lợi thế so sánh tương đối

về nhóm ngành trái cây nhiệt đới và đã được Bộ NN&PTNT quy hoạch, định hướng thành 12 loại quả chủ lực. Vì vậy đề tài với hướng đi tiếp cận điển hình tập trung vào nhóm trái cây nhiệt đới chủ lực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu triển vọng xuất khẩu trái cây tươi việt nam sang thị trường canada – áp dụng mô hình trọng lực (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)