Khái quát về NH TMCP Quân Đội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

3.1 Khái quát về NH TMCP Quân Đội Việt Nam

- Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và một điểm giao dịch duy nhất tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.

- Giai đoạn 1994 – 2004: là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Kiên định với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn, MB áp dụng linh hoạt các giải pháp hợp lý để từng bước tích lũy kinh nghiệm và năng lực tài chính, từng bước khẳng định vai trị và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế, góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế - quốc phòng của Quân đội. MB đã vững vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và là ngân hàng cổ phần duy nhất có lãi; năm 2004, trịn 10 năm thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 500 tỷ và khai trương trụ sở mới to đẹp hơn tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

- Giai đoạn 2005 – 2009: Giai đoạn này đánh dấu bước chuyển mình quan trọng, tạo nền tảng quan trọng để vươn lên phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

+ MB áp dụng một loạt các giải pháp đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô hoạt động, phát triển mạng lưới, đầu tư công nghệ, tăng cường nhân sự, hướng mạnh về khách hàng với việc tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh giữa Hội sở và Chi nhánh, tổ chức lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ… có thể nói, giai đoạn 2005 – 2009 đã tạo cơ sở vững chắc để MB đẩy mạnh triển khai các sáng kiến chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu Việt Nam hiện nay.

+ Năm 2009, đánh dấu 15 năm phát triển, MB vinh dự nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

15

- Giai đoạn 2010 đến nay:

+ Năm 2010 là bước ngoặt quan trọng đưa MB ghi dấu ấn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam sau này.

MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai đoạn mới 2011 – 2015, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngành Ngân hàng thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận, thậm chí phải sáp nhập, bán lại với giá 0 đồng. Trong bối cảnh đó, MB kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng, hồn thành mục tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013.

+ Với những thành quả đã đạt được, năm 2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động. + Năm 2016 là bước đệm chuyển giao giữa hai giai đoạn chiến lược 2011 – 2015 và 2017 – 2021. Trong năm này, MB tiếp tục thành lập hai công ty thành viên mới trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là MB Ageas Life và tài chính tiêu dùng là Mcredit, kiện tồn mơ hình tập đồn tài chính đa năng. Những nền tảng vững chắc MB đã xây dựng trong những năm qua sẽ tạo đà phát triển vững chắc cho MB trong giai đoạn mới.

+ Hiện nay trên thị trường, MB là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ hoạt động kinh doanh. Từ năm 2017, MB đẩy mạnh phát triển và ra mắt nhiều ứng dụng ngân hàng số bắt kịp xu hướng mới của thế giới như: MB Facebook Fanpage, App Ngân hàng MBBank … với nhiều tính năng và tiện ích vượt trội cho người dùng. Bên cạnh đó, MB triển khai cải tiến mơ hình Ngân hàng cộng đồng, nâng cấp hạ tầng công nghệ hỗ trợ quản lý, vận hành, phát triển kinh doanh tồn hàng mà điển hình là hệ thống BPM, PD, SmartRM… Tất cả được thực hiện trên nền tảng công nghệ số, đảm bảo đơn giản, nhanh chóng, bảo mật, an tồn.

+ Ngày 28/11/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong khn khổ Diễn đàn Ngân hàng Bán lẻ 2018 (Vietnam Retail Banking Forum 2018) do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Tổ chức dữ liệu Quốc tế IDG đồng tổ chức, đã diễn ra lễ trao giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu (VOBA) năm 2018. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) xuất sắc nhận 2 giải thưởng “ngân hàng số tiêu biểu” và “ngân hàng vì cộng đồng tiêu biểu”. + MB tự hào thuộc top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018.

+ Xếp hạng tín nhiệm: Trong năm 2018, MB đã được Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm BCA từ B2 lên mức B1 với triển vọng “ổn định”, ngang bằng mức xếp hạng quốc gia. Bên cạnh đó, Fitch cũng đã nâng xếp hạng của MB từ mức B (2016) lên B+ với triển vọng “ổn định”.

Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lí của MB

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2018 Ngân hàng TMCP Quân Đội)

Hệ thống quản trị rủi ro của MB:

- Nói đến cơng tác nâng cao chất lượng quản lý và dịch vụ, MB cũng là một trong số những ngân hàng TMCP đầu tiên xây dựng hệ thống tăng năng lực quản trị rủi ro một cách bài bản.

- Đầu năm 2004 dưới sự tư vấn chiến lược của đối tác nước ngồi, MB chính thức thành lập Ban thẩm định, sau đó đổi tên thành Phịng Quản lý tín dụng với các chức năng, nhiệm vụ chính là “Tái thẩm định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn theo phạm vi xử lý được Tổng Giám đốc phân công; xây dựng và ban hành các quy định, quy trình, chính sách … trong hoạt động tín dụng, đảm bảo tuân thủ các văn bản hướng dẫn chế độ của Ngân hàng Nhà nước; tính tốn và trích lập dự phịng đầy đủ cho danh mục tín dụng tồn hệ thống; thiết lập hệ thống báo cáo tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và yêu cầu quản trị nội bộ”. Đây chính là các quy chuẩn để MB quản trị rủi ro một cách tối ưu khi ngân hàng bắt đầu mở rộng mạng lưới với các Chi nhánh trên toàn quốc, từ đó xây dựng các đơn vị quản lý tín dụng thuộc khối quản lý tín dụng tại các chi

nhánh, có sự phân cấp rõ ràng phạm vi xử lý trong công việc, tránh chồng chéo trong tác nghiệp.

- Năm 2007, với sự tư vấn của Ernst & Young (EY), MB đã xây dựng thành cơng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho MB , đây là cấu phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với bất kỳ TCTD nào. Phần mềm Xếp hạng tín dụng nội bộ của MB đã đi vào vận hành ổn định, đáp ứng cơ bản các yêu cầu đề ra và được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, đưa MB trở thành Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được phép thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo điều 7 - Quyết định số 93/2005/QĐ-NHNN. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự tiên phong đi đầu trong công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế của MB.

- MB xây dựng thành cơng cải tiến mơ hình quản trị rủi ro (QTRR) bằng cách tách biệt thẩm định ra khỏi QTRR. Chức năng QTRR được tối ưu theo thông lệ đối với các loại rủi ro (như tín dụng, thị trường, hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,…) thực hiện 2 chức năng chính: xây dựng chính sách quản trị rủi ro và giám sát rủi ro. MB đã ban hành khung QTRR hoạt động và áp dụng 3 cơng cụ kiểm sốt rủi ro hoạt động sớm nhất trên thị trường từ năm 2013 , xây dựng và triển khai mới hệ thống xếp hạng tín dụng và thẩm định tự động CRA theo thông lệ quốc tế, ứng dụng hệ thống công nghệ đối với công tác QTRR thị trường trên module T-risk, phần mềm F2B, hệ thống quản lí hạn mức tín dụng khách hàng, hệ thống cảnh báo sớm rủi ro trên CRA, phần mềm quản lí thu hồi nợ, hệ thống phịng chống rửa tiền, hệ thống báo cáo tài chính được chuyển dịch theo hướng tự động hóa, hồn thành xây dựng nguyên tắc , mơ hình và cơng cụ phân bổ vốn theo thông tư 36/NHH và phương pháp tiêu chuẩn trong Basel II(SA), là tiền đề phân bổ vốn đầy đủ theo các loại rủi ro sau khi hoàn thành dự án Basel II.

- Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế là một nhân tố quan trọng giúp MB đảm bảo thanh khoản luôn ổn định, giữ nợ xấu ở mức thấp , chất lượng tín dụng hàng đầu nhờ đó mà MB , khơng “hắt hơi xổ mũi” ở bất kì “thời tiết” nào của nền kinh tế.

- Sau 2 năm bắt tay tuân thủ Basel II, đầu năm 2018, thực tế kinh doanh đã và đang tiếp tục phản ánh hiệu quả hoạt động ngày càng tốt hơn với MB. Ngân hàng đã đi vào chiều

sâu để gia tăng vị thế thông qua các chỉ tiêu phản ánh việc kinh doanh chất lượng, hiệu quả và an toàn.

- Với hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) gần 12% - nếu tính theo Basel II là trên 9%; MB là một trong những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất hiện nay.

- Đồng thời, để kiểm soát tốt rủi ro, hạn chế phát sinh lỗi do sai sót/cố ý vi phạm, MB đã tổ chức tập trung tại Hội sở các chức năng: thẩm định, phê duyệt, hỗ trợ tín dụng; kế tốn - tài chính, nhân sự, cơng nghệ thơng tin. Theo đó, các chi nhánh của MB được giải phóng nguồn lực tối đa để phát triển kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo rủi ro được kiểm sốt khi quy mơ kinh doanh và khối lượng khách hàng ngày càng lớn.

- Năm 2017 MB cũng tập trung quản trị đối với rủi ro công nghệ - rủi ro đặc trưng của kỷ nguyên công nghệ số 4.0. Theo đó, MB đã và đang áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất để quản trị loại rủi ro này như tiêu chuẩn COBIT, ITIL, tiêu chuẩn ISO 27001. Đồng thời trong bối cảnh rủi ro đạo đức phát sinh ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và Việt Nam, MB đã từng bước xây dựng khung quản trị rủi ro gian lận nhằm chủ động phòng ngừa, giảm thiểu những tổn thất tài chính cũng như những tác động tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong quá trình kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP quân đội việt nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)