CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2 Tổng quan lý thuyết
2.2.3. Lý thuyết chiết trung OLI
Được phát triển bởi Dunning (1977), lý thuyết chiết trung OLI (Ownership, Location và Internalization) cho rằng một công ty thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngồi khi có thể nhận được ba lợi thế về Quyền sở hữu, về Địa điểm và về Nội bộ hóa.
Lợi thế về quyền sở hữu là chìa khóa để giải thích sự tồn tại của các MNE. Trong tập hợp các tài sản để sản xuất kinh doanh, các MNE sẽ nắm giữ tỷ lệ cao hơn quyền sở hữu các tài sản hoặc hàng hóa và những tài sản này có thể được sử dụng để sản xuất, kinh doanh tại các địa điểm khác nhau mà không làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các tài sản này có thể là sản phẩm hay quy trình sản xuất mà các DN trong nước hay các MNE khác không thể tiếp cận hoặc khơng có lợi thế, có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vơ hình, như bằng sáng chế, kế hoạch hành động, khả năng đặc biệt về công nghệ, thông tin, kỹ năng quản lý, v.v và mang lại quyền lực nhất định cho DN trên thị trường, hoặc lợi thế về chi phí để DN có thể bù đắp lại những phí tổn khi kinh doanh ở nước ngồi. Một cơng ty tiềm năng phải trả chi phí chìm để xác định năng suất và khi đã xác định được, công ty sắp xếp
phương thức sản xuất phù hợp để đạt năng suất đó. Các cơng ty có năng suất thấp chỉ sản xuất cho thị trường trong nước, các cơng ty năng suất trung bình chọn trả chi phí cố định để xuất khẩu sản phẩm, chỉ có các cơng ty có năng suất cao mới chọn trả chi phí cố định cao hơn để tham gia hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Lợi thế về địa điểm có nghĩa là quốc gia nước ngồi phải có lợi thế nhất định về một số yếu tố như tài nguyên, chi phí lao động, vận tải, thuế, v.v để có thể mang lại lợi ích cao hơn cho một MNE khi chọn địa điểm này kinh doanh, thay vì sản xuất ở nước mình và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Khi xem xét động cơ thúc đẩy các MNE chọn nước ngồi để đầu tư thay vì đầu tư trong nước, các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến sự khác biệt giữa FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều dọc. FDI theo chiều ngang xảy ra khi một công ty đặt nhà máy ở nước ngoài mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, mà ở dạng cơ bản nhất là sao chép hoạt động của các cơ sở sản xuất trong nước tại địa điểm nước ngoài. Ngược lại, FDI theo chiều dọc không nhất thiết hướng đến sản xuất để bán ở thị trường nước ngồi mà tìm cách tận dụng chi phí sản xuất thấp hơn ở nước ngồi, vì trong hầu hết các trường hợp, cơng ty mẹ vẫn giữ trụ sở tại quốc gia của nhà đầu tư và lợi thế sở hữu thể hiện qua việc chuyển các hoạt động quản lý từ trụ sở chính đến cơ sở sản xuất đặt ở nước ngoài. Bên cạnh các yếu tố nguồn lực, lợi thế về địa điểm cịn gồm quy mơ, cơ cấu và khả năng tăng trưởng của thị trường, thể chế, pháp luật, trình độ chính trị, mơi trường pháp luật, các quy định và chính sách của nhà nước, trình độ phát triển văn hóa và mơi trường văn hóa của nước tiếp nhận đầu tư.
Yếu tố thứ ba của lý thuyết chiết trung OLI là MNE phải có lợi thế về nội bộ hóa khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Ngay cả khi MNE đã có quyền sở hữu về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất và có lợi thế về địa điểm ở nước ngồi thì vẫn chưa đủ cơ sở để MNE ra quyết định đầu tư ở nước ngoài. Lợi thế về nội bộ hóa hàm ý rằng các chi phí giao dịch để thực hiện các hoạt động đầu tư ở nước ngoài sẽ thấp hơn các hoạt động xuất khẩu hay các hợp đồng đặc quyền trên thị trường và giải thích tại sao một số hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty trong khi những công ty khác phải thực hiện qua nhiều giao dịch trung gian. Quy mô tối
ưu của công ty, hoặc mức độ tối ưu của nội bộ hóa, phản ánh sự cân bằng giữa chi phí giao dịch trên thị trường và chi phí tổ chức điều hành một cơng ty.
Qua lý giải của Dunning (1993) cho thấy, nếu một DN của nước này nắm quyền sở hữu nhiều hơn so với DN của các nước khác thì động cơ sử dụng quyền sở hữu trong nội bộ của DN này sẽ cao hơn việc phổ biến ra bên ngoài, và nếu quyền sở hữu mang lại lợi ích nhiều hơn ở nước nào thì họ sẽ phát triển sản xuất ở nước đó. Lợi thế về địa điểm này có thể giải thích cho sự thay đổi của các dòng vốn FDI vào và dòng vốn FDI ra của một nước.