CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
học xã hội gần đây, nhưng chưa có sự nhất trí về định nghĩa của khái niệm này. Theo quan điểm của North (1991), thể chế là các quy tắc của trò chơi, bao gồm thể chế chính thức như các quy định và pháp luật và thể chế phi chính thức như các chuẩn mực xã hội ràng buộc hành vi cá nhân và cấu trúc tương tác xã hội. Kinh tế học thể chế ghi nhận nguyên tắc thiết yếu là thể chế tốt dẫn đến hiệu quả kinh tế và xã hội tốt theo thời gian, vì các thể chế có liên quan đến chi phí giao dịch, vì hiệu suất kinh tế được xác định dựa vào mức độ hiệu quả của việc quản lý các chi phí giao dịch này (North, 1991).
Theo hiểu biết của tác giả, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức hoặc khơng chính thức chi phối hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, văn bản dưới luật, v.v. Các quy tắc khơng chính thức là các chuẩn tắc xã hội, có thể theo truyền thống, theo tập quán hoặc các quy tắc ửng xử nội bộ. Xét riêng lĩnh vực kinh tế, thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật hoặc các tập quán kinh doanh nhằm điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế, hoặc của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công điều hành hoạt động kinh tế. Theo Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), khi xem xét chất lượng thể chế cấp tỉnh, ta có thể xem xét các luật lệ, quy tắc được áp dụng trên một tỉnh cũng như chất lượng của các cơ quan chính quyền thực thi luật và chính sách tại tỉnh đó. Điều tất yếu là các khn khổ chính sách này phải nằm trong phạm vi quyền hạn cho phép và dưới sự giám sát của chính quyền trung ương.
Như đã trình bày tại mục 2.2.3 về lý thuyết chiết trung OLI của Dunning (1977), địa phương có lợi thế về địa điểm như tài nguyên thiên nhiên, quy mô của thị trường, chi phí sản xuất, chất lượng lao động, mơi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, v.v sẽ thu hút được nguồn vốn FDI, do lợi thế này giúp giảm chi phí của DN, từ đó giúp tăng lợi nhuận. Điều này có thể hiểu rằng, nếu một địa phương có một thể chế tốt, có thể giúp DN giảm bớt các chi phí thì khả năng thu hút FDI của địa phương đó sẽ cao hơn các địa phương khơng có các lợi thế này.
lượng thể chế đến thu hút lượng FDI, phải nhắc đến nghiên cứu của Root và Ahmed (1978). Với tập hợp các dữ liệu từ 70 nước đang phát triển, các tác giả nhận thấy các quy định về chi phí thuế là một biến số quan trọng, với thuế suất càng cao thì càng có ảnh hưởng tiêu cực đến dịng vốn FDI đổ vào các quốc gia; và có năm biến chính sách khác có tác động khơng đáng kể bao gồm ưu đãi thuế, thái độ đối xử đối với các công ty liên doanh, các yêu cầu về sản xuất kinh doanh theo quy định tại địa phương và các giới hạn đối với nhân viên nước ngoài. Khi nghiên cứu về khả năng tạo ra sự khác biệt từ việc cải cách của nước tiếp nhận đầu tư, Gastanaga và cộng sự (1998) thấy rằng nhiều đặc điểm thể chế (được đo bằng mức độ tham nhũng, thuế suất thuế thu nhập DN, chi phí thời gian bị trì hỗn do sự quan liêu, chỉ số rủi ro quốc hữu hóa) có tác động tiêu cực đáng kể đến FDI. Sau đó một năm, Kaufmann và cộng sự (1999) cũng chỉ ra rằng tính minh bạch, các khoản chi khơng chính thức, chi phí thời gian do sự trì hỗn quan liêu và sự bất bình đẳng trong cạnh tranh tại quốc gia nhận đầu tư có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.
Từ những năm 2000, số lượng các nghiên cứu về tác động của các yếu tố thể chế đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào một quốc gia tăng nhanh so trước đó. Các nghiên cứu của Wei (2000a, 2000b), Stein và Daude (2001), Biswas (2002), Globerman và Shapiro (2002), Asiedu (2006), và Cleeve (2008) chỉ ra các yếu tố có tác động tích cực đến thu hút FDI là: mơi trường đầu tư tốt hơn với sự cam kết đảm bảo các quyền tài sản và tôn trọng hợp đồng, mơi trường pháp lý minh bạch, có ít sự bất ổn chính trị, trật tự xã hội ổn định, khung pháp lý hiệu quả và môi trường đầu tư thơng thống, trong khi mức độ tham nhũng cao có tác động tiêu cực. Kết quả nghiên cứu của Cleeve (2008) cho thấy rằng sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền thơng qua việc ban hành các chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định chọn địa phương để thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và rằng các yếu tố đo lường tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến dịng vào FDI. Trong một nghiên cứu về trường hợp của các nước Trung Đông và Bắc Phi, Mohamed và Sidiropoulos (2010) chứng minh rằng các biến thể chế rất quan trọng, và khi kết luận, các tác giả nhấn mạnh rằng các chính phủ nên giảm mức độ tham nhũng, cải
thiện mơi trường chính sách và xây dựng các thể chế phù hợp với đặc thù các địa phương để thu hút thêm vốn FDI.
Theo Quéré và cộng sự (2007), có 3 lý do giải thích chất lượng thể chế có thể quan trọng trong thu hút FDI. Thứ nhất từ nguồn gốc của tăng trưởng: một thể chế có cấu trúc tốt, có triển vọng mang lại năng suất sản xuất có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngồi. Thứ hai, một thể chế xấu có thể làm tăng chi phí cho hoạt động đầu tư. Ngun nhân thứ ba là do chi phí chìm cao, đặc biệt là khi FDI là hình thức đầu tư dễ bị tổn thương đối với bất kỳ hình thức khơng chắc chắn nào, bao gồm sự không chắc chắn do hiệu quả quản lý kém từ phía chính phủ, sự thay đổi của chính sách, quy định lỏng lẻo về quyền sở hữu tài sản và hệ thống pháp luật nói chung. Điều này có thể được lý giải thêm từ lý thuyết chiết trung OLI của Dunnning (1977): một thể chế tốt sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngồi giảm chi phí, cả về sản xuất và về giao dịch do làm giảm rủi ro và sự không chắc chắn của đầu tư và hoạt động sản xuất tại quốc gia/ địa phương đó. Chủ đầu tư có thể ngần ngại trong việc ra quyết định đầu tư vào một quốc gia có mức độ bảo vệ quyền tài sản thấp đối với vốn đầu tư hoặc lợi nhuận, và do quyền bảo vệ tài sản của nhà đầu tư không được nâng cao, nguy cơ tài sản của công ty bị chiếm đoạt (dưới dạng quốc hữu hóa) càng cao. Một thể chế xấu, thường biểu hiện ở mức độ tham nhũng cao, bất ổn chính trị, quy định pháp lý khơng chặt chẽ và hay thay đổi, có khả năng ngăn chặn FDI với lý do các nhà đầu tư phải trả thêm chi phí. Trong một thể chế xấu, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể phải thực hiện các cuộc đàm phán chính thức hoặc phi chính thức với các cơ quan có thẩm quyền, thường là các cuộc đàm phán này mất nhiều thời gian, chi phí, làm cản trở động lực đầu tư. Trong nhiều trường hợp, chi phí gia nhập thị trường và chi phí thời gian càng cao thì lượng FDI vào thị trường càng ít (Stein và Daude, 2007).