Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa số lượng DN và FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa số lượng DN và FDI

Một trong những yếu tố thu hút FDI vào các quốc gia đang phát triển được đề cập phổ biến là cơ sở hạ tầng. Có nhiều nghiên cứu chứng minh một quốc gia sẽ có khả năng thu hút FDI cao hơn nếu chất lượng cơ sở hạ tầng của quốc gia đó cao hơn các quốc gia khác trong cùng khu vực, do cơ sở hạ tầng tốt giúp giảm chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, cũng như giúp các DN FDI tiếp cận các nguồn lực để sản xuất và tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Trong các nghiên cứu trước đây, biến cơ sở hạ tầng thường được đo lường thông qua mức độ phát triển hệ thống giao thơng vận tải (ví dụ như chiều dài của tuyến đường sắt), dịch vụ viễn thơng (ví dụ như số lượng thuê bao), năng lực cung cấp nước và điện tử, hoặc hệ thống thơng tin (ví dụ như số lượng kết nối internet) hoặc hệ thống các DN thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề trong nền kinh tế (Alsadig, 2009). Tuy có một số nhà nghiên cứu khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho mối liên kết giữa cơ sở hạ tầng và FDI như Cleeve (2008), Mohamed và Sidiropoulos (2010) với giải thích rằng có thể do mẫu dữ liệu thu thập phục vụ nghiên cứu chưa đủ lớn, nhiều nghiên cứu khác chỉ ra mối

quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng và FDI như Biswas (2002), Asiedu (2006). Đối với trường hợp của Việt Nam, Nguyễn Mạnh Toàn (2010) và Nguyễn Quốc Việt (2014) dựa trên lập luận của Alsadig (2009) cho rằng cơ sở hạ tầng của địa phương tốt tương ứng với số lượng các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh đó nhiều hơn.

Từ các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan và dựa trên các phân tích từ lý thuyết chiết trung OLI của Dunning (1977) và lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ của O’Sullivan (2012), có thể sử dụng số lượng DN tại mỗi tỉnh qua các năm để thay thế cho yếu tố cơ sở hạ tầng trong bối cảnh mục tiêu nghiên cứu của luận văn chỉ ở phạm vi một tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)