Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp

cơng nghiệp và FDI

Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu của các mơ hình tân cổ điển về tăng trưởng cũng như các mơ hình tăng trưởng nội sinh, mối quan hệ được trình bày qua bốn kênh chính: (1) các yếu tố quyết định tăng trưởng, (2) các yếu tố quyết định FDI, (3) vai trò của các MNE ở các nước tiếp nhận, và (4) mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố tăng trưởng kinh tế và FDI (Chowdhury và Mavrotas, 2005). Để làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả tập trung lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng (tính bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP) và FDI ở một số nước khác nhau trên thế giới.

Đối với các nước trên thế giới, Chowdhury và Mavrotas (2005) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1969-2000 cho ba quốc gia đang phát triển có lượng thu hút FDI lớn trong giai đoạn nghiên cứu là Chile, Malaysia và Thái Lan. Được áp dụng một phương pháp cải tiến là phương pháp thử nghiệm quan hệ nhân quả của Toda- Yamamoto, kết quả nghiên cứu cho thấy đối với trường hợp của Chile, GDP thu hút FDI chứ khơng phải ngược lại. Trong khi đó, đối với trường hợp của Malaysia và Thái Lan, có bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ hai chiều giữa GDP và FDI. Iqbal và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý từ năm 1998 đến năm 2009 và mô hình tự hồi quy vector (VECM) để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Kết quả cho thấy tồn tại mối liên kết nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI: lượng FDI vào Pakistan chịu

ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và chiến lược thương mại nước ngoài, đồng thời, FDI và thương mại là hai yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế ở nước này.

Đối với Việt Nam, Anwar và Nguyen (2010) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở 61 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 1996-2005 theo phương pháp GMM và thấy rằng có mối liên kết hai chiều giữa hai yếu tố này, đồng thời lý giải tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thụ FDI của các địa phương được chọn để đầu tư. Đối với các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng núi phía Bắc, do lượng FDI thu hút hạn chế nên tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh này tương đối yếu và gần như khơng có.

Điểm chung của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI đề cập trên đây là đều sử dụng chỉ số GDP. Theo Tổng cục Thống kê (2014), chỉ tiêu GDP là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, dùng để xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, từ đó dùng phân tích kinh tế và xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia. Đây là chỉ tiêu phù hợp tính tốn cho tồn bộ nền kinh tế chứ khơng phù hợp tính tốn cho phạm vi cấp tỉnh. Để phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tổng cục thống kê công bố sử dụng chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh “toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương”. Dưới các góc độ khác nhau, GRDP mang ý nghĩa và nội dung khác nhau. Xét về góc độ sử dụng cuối cùng, GRDP là tổng cầu của nền kinh tế, bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của các cơ quan, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định của hoạt động sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ. Xét về góc độ sản xuất, GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian cộng thuế sản xuất và trừ trợ cấp sản

xuất (nếu có). Từ năm 2018, Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp tính tốn GRDP cho các tỉnh, thành phố, nên trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh được tính theo tốc độ tăng trưởng của GDP và GRDP, các chuyển đổi từ GDP tỉnh trước năm 2015 sang GRDP mang tính tương đối và có thể khơng phản ánh đúng thực chất sự phát triển kinh tế của từng tỉnh trong giai đoạn này. Do đó, cần tìm một biến khác có thể thay thế biến GDP và GRDP để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của một địa phương.

Như đã trình bày tại mục 2.2.5 về Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ, các địa phương có sự quần tụ các ngành công nghiệp, lượng DN lớn và lực lượng lao động đơng sẽ giảm chi phí sản xuất cho các cơng ty, do DN cùng chia sẻ các nguồn lực như trung gian cung cấp đầu vào, lao động có kỹ năng phù hợp và kiến thức mới. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ các địa phương có sự phát triển sản xuất cơng nghiệp, có số lượng DN hiện hữu đơng và có lao động đáp ứng được yêu cầu sẽ thu hút lượng FDI tốt hơn. Nghiên cứu của Sridharan (2009) kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của các nước BRICS (dữ liệu của các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi được lấy hàng quý theo thời điểm khác nhau từ 1992 đến 2007) sử dụng Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) như là thước đo của tăng trưởng kinh tế. Kết quả kiểm tra cho thấy có sự tác động hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI đối với trường hợp của Brazil, Nga, Nam Phi và tác động một chiều theo hướng FDI dẫn đến tăng trưởng kinh tế đối với trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc. Trong nghiên cứu của Santosh và Rakesh (2016) về ảnh hưởng giữa FDI và chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của Ấn Độ dựa trên dữ liệu hàng tháng từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015, biểu diễn đồ họa của dữ liệu của FDI và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIPM) cho thấy mối tương quan cùng chiều về tốc độ thay đổi của dòng vốn FDI và tỷ lệ thay đổi trong IIPM, chứng tỏ có sự liên kết của dịng vốn FDI và sản xuất cơng nghiệp trong giai đoạn được chọn nghiên cứu và Santosh và Rakesh khuyến nghị rằng gia tăng sản xuất công nghiệp và cải thiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất công nghiệp là cách thức hữu hiệu nhất để tăng lượng FDI vào Ấn Độ. Tương tự, Emmanuel và Gamaliel

(2017) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm trong giai đoạn 1981-2015 để kiểm tra mức độ nhạy cảm của FDI với tăng trưởng sản xuất công nghiệp (IND) ở Nigeria. Kiểm tra quan hệ nhân quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ hai chiều giữa FDI và sản lượng khu vực công nghiệp, nghĩa là gia tăng FDI sẽ làm gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp và ngược lại gia tăng sản lượng sản xuất công nghiệp cũng làm gia tăng FDI. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014) cũng chọn tốc độ phát triển cơng nghiệp tỉnh là biến kiểm sốt khi đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam. Các kết quả này cho thấy sản lượng khu vực công nghiệp là một trong những nhân tố mấu chốt để thúc đẩy FDI.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tốc độ phát triển sản xuất cơng nghiệp và FDI như đã trình bày và để đảm bảo tính vững cho mơ hình nghiên cứu, tác giả xem tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp là một nhân tố có tác động đến thu hút FDI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)