CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2 Tổng quan lý thuyết
2.2.5. Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ
Theo Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), sự tương quan giữa FDI của các tỉnh thành lân cận hoặc gần nhau cịn có thể được lí giải bằng cách sử dụng lý thuyết về hiệu quả kinh tế do quần tụ (Agglomeration Economies). Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ được O’Sullivan (2012) tập hợp và trình bày trong giáo trình Kinh tế học đơ thị (Urban Economics). Hiệu quả kinh tế do quần tụ là hiệu quả kinh tế tạo ra do các cơng ty có trụ sở cạnh nhau trong các cụm công nghiệp. Các công ty trong cùng một ngành công nghiệp duy nhất được gọi là nền kinh tế nội bộ hóa (ví dụ như các cơng ty trong cụm công nghiệp phần mềm ở thung lũng Silicon); các nền kinh tế quần tụ vượt qua ranh giới ngành sẽ được gọi là nền kinh tế đơ thị hóa; và khi quần tụ đủ mạnh, có thể bù đắp chi phí phân cụm, các công ty sẽ tạo thành các cụm công nghiệp, hình thành các thành phố công nghiệp chuyên ngành, tạo điều kiện cho các DN tận dụng các lợi thế sau đây:
Chia sẻ trung gian cung cấp đầu vào
Một số công ty cạnh tranh đặt trụ sở gần nhau để chia sẻ chi phí vận chuyển đầu vào từ các công ty trung gian và cắt giảm chi phí trung gian khác trong quá trình sản xuất. Đầu vào trung gian là sản phẩm/dịch vụ tạo ra giai đoạn thứ hai trong q trình sản xuất và cơng ty sử dụng sản phẩm/dịch vụ này là một đầu vào trong q trình sản xuất tiếp theo, ví dụ, các nút áo do cơng ty sản xuất này tạo ra sẽ là đầu vào của một công ty thời trang khác. Thông thường, đầu vào trung gian thường bị bỏ qua trong tính tốn chi phí đầu vào sản xuất (thường chỉ tính lao động, vật liệu thô và vốn). Mặc dù một số đầu vào trung gian chỉ phục vụ cho một ngành, các đầu vào trung gian khác được chia sẻ bởi các cơng ty trong các ngành khác nhau, ví dụ như các ngành ngân hàng, kế toán, xây dựng, bảo trì, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng cơng cộng, dịch vụ lưu trú và dịch vụ vận tải, v.v. Bằng cách chia sẻ các đầu vào trung gian này, các cơng ty ở các thành phố lớn, nơi có mức độ quần tụ cao, sẽ khai thác được nhiều loại đầu vào khác nhau và chi trả chi phí thấp so với các khu vực có
mức độ quần tụ thấp.
Chia sẻ lao động
Một đặc điểm khác của các nền kinh tế quần tụ là tập hợp lao động, giúp DN giảm chi phí tìm lao động có tay nghề và kỹ năng phù hợp. Người lao động cũng được lợi vì mức độ quần tụ của DN càng lớn thì khả năng họ tìm được cơng việc phù hợp với tay nghề càng cao (Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan, 2017). Nguyên nhân được lý giải là giả sử tổng nhu cầu đầu ra trong một ngành công nghiệp ổn định theo thời gian, nhưng nhu cầu lao động của một DN cụ thể thì khác nhau từ năm này sang năm khác; và khi nhu cầu lao động của một DN cụ thể thay đổi, một cụm công ty trong cùng một ngành tạo điều kiện cho sự chuyển dịch của công nhân từ các công ty sa thải họ sang các công ty thuê họ (O’Sullivan, 2012).
Sự gia tăng lực lượng lao động trong một thành phố làm gia tăng mật độ các kỹ sư, cơng nhân có kỹ năng, giảm thiểu sự khơng phù hợp giữa kỹ năng của họ và kỹ năng mà công ty yêu cầu. Ví dụ, một số cơng ty trong ngành địi hỏi lập trình viên máy tính và các công ty trong những ngành này được hưởng lợi từ việc sản xuất tại một thành phố có mật độ lập trình viên cao. Một số kỹ năng phổ biến cho các ngành công nghiệp, nên việc quần tụ lao động đem lại lợi ích cho các ngành cơng nghiệp khác nhau. Trong các mơ hình kinh tế của thị trường lao động, thường giả định rằng công nhân và cơng ty được kết hợp hồn hảo, nghĩa là mỗi cơng ty có thể th những cơng nhân có chính xác các kỹ năng mà công ty yêu cầu, nhưng thực tế giữa các công nhân và công ty ln xảy ra tình trạng khơng phù hợp giữa kỹ năng yêu cầu và kỹ năng hiện có, dẫn đến sự tốn kém khi phải đào tạo lại công nhân. Do đó, một thành phố lớn với mức độ quần tụ lao động cao có thể cải thiện sự khơng phù hợp này, làm giảm chi phí đào tạo và tăng năng suất. Ví dụ minh họa lại về các cơng ty th lập trình viên máy tính: các lập trình viên có kỹ năng, ngơn ngữ, kinh nghiệm lập trình khác nhau tùy thuộc vào ngành họ được đào tạo và kinh nghiệm với các tác vụ lập trình khác nhau (ví dụ: đồ họa, trí tuệ nhân tạo, hệ điều hành, thương mại điện tử). Một công ty gia nhập thị trường với mức độ quần tụ cao các lập trình viên với các kỹ năng khác nhau sẽ đảm bảo được sự phù hợp với các yêu
cầu đa dạng của công ty hơn.
Lan tỏa tri thức
Và lý do cuối cùng mà lý thuyết quần tụ đưa ra để giải thích sự tương quan giữa FDI các tỉnh thành lân cận là vì các DN được hưởng lợi nhờ vào sự lan tỏa của tri thức (Knowledge Spillover) khi tương tác xã hội của lực lượng lao động có trình độ cao thúc đẩy sáng tạo và năng lực DN trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan, 2017). Khi một ngành công nghiệp đã chọn một địa phương để đầu tư, có khả năng ngành cơng nghiệp sẽ ở lại đó lâu dài, và những người theo cùng một ngành kinh doanh lâu dài sẽ có được các lợi thế chia sẻ từ việc ở gần với nhau, ví dụ như cùng chia sẻ phát minh và cải tiến máy móc, cải tiến quy trình hoạt động và cách thức tổ chức DN tốt.
Có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự lan tỏa kiến thức sẽ tạo nên các cụm công nghiệp. Sự lan tỏa kiến thức làm tăng số lượng các ý tưởng khai thác công nghiệp mới, với tác động lớn nhất đến từ các ngành sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, và các ngành công nghiệp sáng tạo nhất có nhiều khả năng hình thành các cụm. Các tính năng thiết yếu của sự lan tỏa kiến thức là sự gần nhau tạo điều kiện việc trao đổi kiến thức giữa mọi người, dẫn đến những ý tưởng mới. Các ý tưởng mới dẫn đến những sản phẩm mới, cũng như những cách thức mới để cải tiến những sản phẩm cũ. Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ bằng sáng chế ở khu vực đơ thị, Carlino và Hunt (2009) tính tốn độ co giãn của cường độ sáng chế với tổng số việc làm và lực lượng lao động có trình độ đại học. Kết quả chỉ ra rằng đối với tổng số việc làm, độ co giãn tổng thể là 0,52, nghĩa là tăng 10% trong tổng số việc làm sẽ làm tăng cường độ bằng sáng chế khoảng 5,2%; trong khi đó đối với vốn nhân lực (lực lượng lao động với bằng đại học), độ co giãn là 1,05, nghĩa là tăng 10% dân số có bằng đại học thì tăng cường độ bằng sáng chế lên 10,5%.