Tình hình PCI của các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan tình hình PCI và FDI tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu

4.1.1 Tình hình PCI của các tỉnh

Nhìn chung ở quy mơ 63 tỉnh thành, PCI của các tỉnh có xu hướng đi lên. Có thể xem đây là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện chất lượng thể chế. Một trong các nguyên nhân có thể là từ khi PCI được công bố và được xem là một chỉ số đáng tin cậy để biểu hiện chất lượng thể chế, các tỉnh, thành bắt đầu có những điều chỉnh, cải tiến phù hợp để gia tăng điểm số PCI của địa phương mình ở năm sau.

Theo Báo cáo PCI 2017 (trang 48), trong giai đoạn nghiên cứu, một số điểm tích cực làm gia tăng điểm số PCI của các tỉnh, thành như sau:

Cải cách hành chính có bước tiến cụ thể. Theo đánh giá của các DN được khảo sát, 72% cho rằng cán bộ công chức giải quyết cơng việc có hiệu quả. Ở năm 2015 có 59% đánh giá cán bộ nhà nước thân thiện thì năm 2017 tăng lên 67%. Cũng có 67% DN cho biết thời gian thực hiện thủ tục hành chính rút ngắn hơn so với quy định. Năm 2015 có 26% cho rằng nội dung làm việc của các đoàn thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp thì năm 2017 giảm cịn 13%.

Chi phí khơng chính thức giảm. Năm 2016 có 66% DN được khảo sát cho rằng phải trả chi phí khơng chính thức thì đến năm 2017 giảm cịn 59%. Năm 2015 có 11,1% DN được khảo sát phải chi hơn 10% doanh thu cho các chi phí khơng chính thức thì năm 2017 giảm cịn 9,8%.

Thái độ hỗ trợ của chính quyền tỉnh tăng đáng kể. Năm 2015 chỉ 35% DN đánh giá là tích cực, thì đến năm 2017 tăng lên 45%. Năm 2017 có đến 67% DN cho biết khó khăn vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc chính quyền tỉnh.

Tuy nhiên, điểm số thành phần của PCI cũng chỉ ra một số chiều hướng tiêu cực. Trong năm 2013, 40% DN được khảo sát khẳng định việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh của chỉ số tiếp cận đất đai là khơng gặp khó khăn đã giảm xuống 25% trong năm 2017. Rủi ro thu hồi đất của năm 2013 được đánh giá 2,8 điểm thì

năm 2017 giảm còn 1,6 điểm (1 = rất cao; 5 = rất thấp). Tính minh bạch cũng có khuynh hướng giảm điểm: chỉ tiêu Tiếp cận tài liệu pháp lý năm 2013 đạt 3,14 giảm còn 3,06 trong năm 2017 (1 = không thể; 5 = rất dễ). Năm 2017, 70% DN được khảo sát cho rằng muốn có được các tài liệu của tỉnh thì phải thơng qua các mối quan hệ và chỉ có 50% DN đồng ý rằng có thể tiếp cận thơng tin đấu thầu qua các kênh công khai. Điểm số của chỉ tiêu Tiếp cận tài liệu quy hoạch năm 2013 đạt 2,61, nhưng đến năm 2017 chỉ đạt 2,44 (1 = không thể; 5 = rất dễ). Chỉ số Thiết chế pháp lý cũng có khuynh hướng suy giảm: năm 2013 có 60% DN được khảo sát sẵn sàng giải quyết tranh chấp thơng qua tịa án, đến năm 2017 giảm cịn 36%. Chỉ có 67% DN hài lịng với sự nhanh chóng trong xử lý các vụ kiện kinh tế của tòa án các cấp ở tỉnh (PCI 2017, trang 55).

Bức tranh PCI của 19 tỉnh phía Nam trong mẫu nghiên cứu cũng biểu hiện những điểm chung nêu trên. Hình 4.1. cho thấy điểm số PCI nhỏ nhất là 53,22 (Cà Mau, năm 2014), lớn nhất là 68,77 (Đồng Tháp, năm 2017). Điểm số PCI trung bình của các tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu là 60,16 và có xu hướng tăng dần qua các năm (ngoại trừ Bình Phước). Trong đó, tỉnh Đồng Tháp là địa phương có điểm số PCI cao nhất các tỉnh phía Nam liên tục qua các năm và các tỉnh có điểm số PCI thấp nhất là Cà Mau và Bình Phước. Hình 4.1 cũng cho thấy, trong số 19 tỉnh ở phía Nam, các tỉnh thuộc khu vực Đơng Nam Bộ có điểm số PCI nổi trội hơn hẳn so với các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ngoại trừ Bình Phước và Đồng Tháp). Đường điểm số PCI theo thời gian của các địa phương Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh thuộc phần nửa các đường phía trên của đồ thị, trong khi các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long như Cà Mau, Tiền Giang, Cần Thơ… nằm ở phần nửa các đường phía dưới đồ thị. Riêng tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có điểm PCI thuộc phần trên. Đồ thị có thể cho thấy gợi ý về sự hợp lý của lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ, khi các địa phương có tốc độ cơng nghiệp phát triển, số lượng DN và lao động lớn thì những địa phương lân cận sẽ có nhiều lợi thế trong việc giảm chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, và do đó được các DN cho điểm tích cực hơn.

Hình 4.1 Điểm số PCI các tỉnh trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2017

Nguồn: Các báo cáo PCI qua các năm 2013 - 2017 của VCCI

Tuy nhiên, nếu nhìn theo xu hướng phát triển của các đường PCI thì càng về sau điểm số PCI của các tỉnh khu vực đồng bằng sơng Cửu Long càng có vẻ trội hơn. Điều này đưa ra gợi ý về những chỉ số tích cực mà các địa phương ở khu vực này có

cận đất đai, hay tính năng động của chính quyền tỉnh nhằm tăng cường thu hút các DN đến địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)