3.1 Khung phân tích
Dựa trên lý thuyết chiết trung, lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ và các nghiên cứu trước về các lý do thu hút FDI của một địa phương và về tác động của chất lượng thể chế địa phương đến khả năng thu hút FDI, tác giả đề xuất khung phân tích như sau:
Bảng 3.1 Khung phân tích các yếu tố thuộc chất lượng thể chế cấp tỉnh tác động đến lượng FDI được cấp giấy chứng nhận tác động đến lượng FDI được cấp giấy chứng nhận
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Lý thuyết chiết trung về lựa chọn địa điểm
đầu tư
Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ
Gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian
Chi phí khơng chính thức Cạnh tranh bình đẳng Tính năng động của chính
quyền tỉnh
Đào tạo lao động
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Thiết chế pháp lý và An ninh
trật tự
Mức độ phát triển của ngành công nghiệp
Mức độ quần tụ doanh nghiệp Mức độ quần tụ lao động Các yếu tố chất lượng thể chế tốt và mức độ quần tụ nguồn lực cao hơn của địa phương làm giảm chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận của nhà đầu tư, từ đó góp phần giúp tăng thu hút FDI:
Tác động theo thời gian của lý thuyết chiết trung đối với các yếu tố (Xem xét độ trễ)
Lượng FDI được cấp phép của tỉnh
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng, thu thập trong giai đoạn 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 của 19 tỉnh, thành phố phía Nam gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, và An Giang. Với không gian là 19 tỉnh và thời gian là 5 năm, số quan sát của nghiên cứu là 19 * 5 = 95 quan sát. Việc sử dụng dữ liệu bảng có thể giúp kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu cho kết quả đáng tin cậy hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu theo thời gian. Mỗi địa phương được theo dõi qua nhiều năm sẽ thể hiện được các biến động đáng chú ý về lượng FDI và PCI, đáp ứng yêu cầu phân tích của nghiên cứu.
Số liệu PCI được thu thập từ các báo cáo kết quả PCI hàng năm do VCCI công bố qua ấn phẩm Hồ sơ 63 tỉnh, thành phố Việt Nam và công khai trên trang web của PCI Việt Nam và được thu thập từ năm 2013, do từ thời điểm này PCI được đo lường theo phương pháp mới với 10 chỉ số thành phần. Các số liệu được lấy từ Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê công bố từ năm 2013 đến năm 2017 là: lượng FDI được cấp chứng nhận của mỗi tỉnh trong giai đoạn nghiên cứu tính theo triệu USD, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp của tỉnh, số lượng DN, quy mô lao động, số lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên tại địa phương.
Nhìn chung, các số liệu thu thập cho các biến trong mơ hình nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chính thống, có độ tin cậy cao và do đó có thể giảm thiểu tối đa các sai lầm trong phân tích khác biệt FDI, PCI và quần tụ kinh tế giữa các tỉnh trong mẫu nghiên cứu.
3.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thu thập được là dữ liệu bảng cân bằng (balanced data), phù hợp thực hiện các phương pháp hồi quy là REM và FEM. Tất cả các xử lý ước lượng đều được thực hiện trên phần mềm Stata 13.
Mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mơ hình phân tích hồi quy mà dữ liệu có dạng chuỗi thời gian (time-series) kết hợp dữ liệu chéo (cross-section). Dữ liệu bảng
giúp kiểm sốt được những biến khơng thể quan sát hoặc đo lường được.
FEM có tung độ gốc có thể khác nhau giữa các cá thể, nhưng mỗi tung độ gốc của cá thể không thay đổi theo thời gian. FEM khá đơn giản nhưng mơ hình này có một nhược điểm, là nếu đưa nhiều biến sẽ làm giảm bậc tự do của mơ hình, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, khơng thể phân tích tác động của các đặc điểm bất biến theo thời gan. REM sẽ tránh được hạn chế này. REM khác với FEM ở chỗ thay vì tung độ gốc là cố định, nó được đặt dưới dạng hàm có yếu tố ngẫu nhiên. Điều này có nghĩa là sự thay đổi của từng cá thể là ngẫu nhiên và khơng có tương quan với biến giải thích nên các biến bất biến theo thời gian đóng vai trị là biến giải thích.
Để xem có tồn tại sự tương quan giữa sai số và các biến giải thích, tác giả thực hiện kiểm định Hausman.
Giả thiết:
H0: sai số và biến giải thích khơng có tương quan. H1: sai số và biến giải thích có tương quan.
Khi giá trị P-value < 0,05 thì bác bỏ giải thiết H0, tức là sai số và biến giải thích có tương quan với nhau. Khi đó sử dụng FEM. Ngược lại, sử dụng REM.
Cuối cùng, dựa trên hướng dẫn của Dunning (1993) về tác động của OLI theo thời gian, mơ hình sẽ áp dụng độ trễ với các thời đoạn 1 năm, 2 năm để xác định chính xác tác động của các chỉ số thành phần PCI đến quyết định đầu tư FDI tại địa phương đó.