Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 42 - 48)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.4 Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào các lý thuyết và kết quả các nghiên cứu trước về tác động của các yếu tố chất lượng thể chế đến lượng vốn FDI thu hút vào một địa phương vừa trình bày, tác giả sử dụng các biến sau đây để xây dựng mơ hình nghiên cứu:

Đối với biến phụ thuộc để đo lường lượng FDI vào mỗi tỉnh ở mỗi năm trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả kế thừa cách tính của Alsadig (2009), lấy giá trị FDI được cấp phép mỗi năm của mỗi tỉnh chia cho dân số của tỉnh đó nhằm loại trừ ảnh hưởng do sự khác biệt về quy mơ dân số tại các tỉnh (mơ hình SAMA). Dữ liệu về số liệu FDI và dân số của các tỉnh được thu thập từ các báo cáo được cơng bố chính thức hàng năm trong giai đoạn nghiên cứu của Tổng cục thống kê.

kinh tế do quần tụ đã được trình bày, các địa phương có những lợi thế làm giảm chi phí giao dịch và chi phí sản xuất sẽ thu hút được lượng FDI lớn do các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy mức lợi nhuận cao hơn. Hay nói cách khác, một thể chế tốt có thể làm giảm chi phí giao dịch, giảm chi phí sản xuất cho các DN tại địa phương và qua đó gia tăng FDI vào địa phương đó. Như vậy, lý thuyết chiết trung và lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ phù hợp để áp dụng cho nghiên cứu này, khi trọng tâm chính của nghiên cứu là xem xét các yếu tố thể chế kinh tế cấp tỉnh quyết định đến lượng FDI của tỉnh đó.

Dựa trên dữ liệu PCI do VCCI công bố trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2017, PCI có 10 chỉ số thành phần, mỗi chỉ số đo lường một chiều khác nhau của chất lượng thể chế kinh tế cấp tỉnh. Đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra, tương ứng mỗi chỉ số này là một biến giải thích trong mơ hình nghiên cứu. Do đó, mơ hình sẽ gồm 10 biến giải thích.

Đối với biến kiểm soát: Theo lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ (O’Sullivan, 2012), các địa phương có sự phát triển các ngành cơng nghiệp, quần tụ nhiều công ty và người lao động sẽ giảm các chi phí sản xuất cho những công ty FDI đầu tư vào thị trường vì chia sẻ được các nguồn lực như trung gian cung cấp đầu vào, chia sẻ lao động có kỹ năng phù hợp cũng như chia sẻ các kiến thức sản xuất mới. Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ các địa phương có sự phát triển sản xuất cơng nghiệp, có số lượng DN hiện hữu lớn và có lao động đáp ứng được yêu cầu sẽ thu hút lượng FDI tốt hơn.

Dựa trên các cơ sở lý thuyết vừa nêu, mơ hình nghiên cứu của luận văn đề xuất như sau:

Ln(FDI) i,t = β0 + β1GNTTi,t + β2TCDDi,t + β3MBi,t + β4CPTGi,t + β5CPKCTi,t + β6CTBDi,t + β7NDi,t + β8DTLDi,t + β9HTDNi,t + β10PLi,t + β11TDTTCNi,t + β12ln(SLDN)i,t + β13ln(SLLD)i,t + εi,t

Trong đó: i bao gồm 19 tỉnh/thành phố phía Nam, t là thời gian của dữ liệu từ năm 2013 đến năm 2017. Biến phụ thuộc được tính bằng FDI chia cho dân số nhằm loại trừ tác động của dân số đến FDI (mơ hình SAMA). Các biến giải thích bao

gồm: GNTT (Gia nhập thị trường), TCDD (Tiếp cận đất đai), MB (Tính minh bạch), CPTG (Chi phí thời gian), CPKCT (Chi phí khơng chính thức), CTBD (Cạnh tranh bình đẳng), ND (Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh), DTLD (Đào tạo lao động), HTDN (Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp), PL (Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự). Các biến kiểm soát bao gồm: TDTTCN (Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp), ln(SLDN) (Giá trị logarithm số DN của tỉnh), ln(SLLD) (Giá trị logarithm số lượng lao động từ đủ 15 tuổi tại địa phương).

Mơ tả các biến giải thích trong mơ hình

Gia nhập thị trường (GNTT): đánh giá sự khác biệt về chi phí thành lập DN

và đi vào hoạt động kinh doanh chính thức của DN giữa các tỉnh.

Tiếp cận đất đai (TCDD): đo lường đánh giá của DN về mức độ dễ dàng khi

tiếp cận đất đai và sự ổn định về mặt bằng kinh doanh.

Tính minh bạch (MB): đánh giá sự thuận lợi, công khai, công bằng trong tiếp

cận thơng tin, tính ổn định trong triển khai thực hiện các chính sách.

Chi phí thời gian (CPTG): thể hiện đánh giá về khoảng thời gian DN bỏ ra

hay bị tạm dừng kinh doanh do phải đáp ứng các thủ tục hành chính hay do tiếp các đồn thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.

Chi phí khơng chính thức (CPKCT): thể hiện đánh giá của DN về chi phí

khơng chính thức mà DN phải bỏ ra, mức độ tương ứng giữa chi phí này với các kết quả thuận lợi trong kinh doanh mà DN mong muốn đạt được.

Cạnh tranh bình đẳng (CTBD): đánh giá mức độ bình đẳng trong ưu đãi, ưu

tiên giữa các DN dân doanh và DNNN, DN FDI; giữa các DN với nhau liên quan đến khả năng thân quen với cán bộ chính quyền cấp tỉnh.

Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh (ND): đánh giá khả năng

điều hành kinh tế của lãnh đạo tỉnh và năng lực thực thi của các sở, ngành huyện thị, khả năng hỗ trợ và áp dụng các chính sách khi chính sách có điểm chưa rõ ràng theo hướng có lợi cho DN.

Dịch vụ hỗ trợ DN (HTDN): đánh giá các dịch vụ hỗ trợ DN trên 3 nội dung

chức tư nhân cung cấp dịch vụ công và chất lượng dịch vụ.

Đào tạo lao động (ĐTLĐ): thể hiện cố gắng của chính quyền tỉnh để phát

triển hoạt động đào tạo nghề và đào tạo các kỹ năng cho người lao động.

Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự (PL): thể hiện đánh giá của DN tư nhân

về hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp, hoạt động xét xử của hệ thống tòa án của tỉnh. Hoạt động của hệ thống các cơ quan này thể hiện chất lượng các thiết chế pháp lý tại địa phương. Nếu các cơ quan này giải quyết các tranh chấp kinh doanh và các khiếu nại đối với các hành vi tiêu cực của cơ quan nhà nước một cách hiệu quả thì chất lượng thiết chế pháp lý của địa phương là tốt.

Giá trị tính tốn của các biến giải thích là điểm số của các chỉ số thành phần. Dựa vào lý thuyết chiết trung OLI, lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Kurul và Yalta (2017); Zeshan và Talat (2014); Wernick và cộng sự (2014); Stein và Daude (2007); tác giả có thể đưa ra giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều của 10 chỉ số thành phần PCI đến thu hút lượng FDI vào một tỉnh với lý giải: một tỉnh có chất lượng thể chế ở các thành phần càng tốt thì càng làm giảm chi phí giao dịch, chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận tiềm năng của nhà đầu tư nước ngồi, từ đó làm tăng nguồn vốn FDI đầu tư vào tỉnh.

Mơ tả các biến kiểm sốt trong mơ hình

Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp (TDTTCN): Đo lường bằng chỉ số

sản xuất công nghiệp ở mỗi tỉnh qua các năm.

Số lượng DN (ln(SLDN)): Đo lường bằng số lượng DN đăng ký hoạt động tại

địa phương theo từng năm, thể hiện mức độ quần tụ DN sản xuất kinh doanh tại địa phương đó.

Quy mô lao động (ln(SLLD)): Đo lường bằng số lao động từ đủ 15 tuổi trở

lên tại địa phương, thể hiện mức độ quần tụ lao động tại địa phương đó.

Dựa trên cơ sở lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ, và kế thừa các kết quả nghiên cứu của Emmanuel và Gamaliel (2017); Santosh và Rakesh (2016); Asiedu (2006) có thể đưa ra giả thuyết về mối quan hệ cùng chiều của Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, Số lượng DN và Quy mô lao động đến lượng FDI của một

tỉnh. Với số lượng ngành công nghiệp, cụm công nghiệp tăng trưởng nhanh, số lượng DN lớn hơn và nhiều lao động hơn, hiệu quả kinh tế do quần tụ sẽ thể hiện rõ. Địa phương có sự quần tụ sản xuất cơng nghiệp, DN sản xuất và lao động sẽ tạo ra lợi thế về chi phí cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ quyết định thành lập DN tại địa phương đó do địa phương có sẵn nhiều trung gian cung cấp đầu vào, lao động có kỹ năng phù hợp và đảm bảo sự sẵn có của các dịch vụ trung gian.

Từ mơ hình nghiên cứu đề xuất, kết hợp với khung lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, cách tính các biến và dấu kỳ vọng của các biến trong mơ hình được thể hiện tại Bảng 2.2.

Bảng 2.2 Cách tính và dấu kỳ vọng của các biến

Tên biến Ký hiệu Cách tính, giải thích

Tác giả nghiên cứu trước Kỳ vọng dấu Biến phụ thuộc

Lượng vốn FDI thu hút

vào một địa phương Ln(FDI)

Logarithm của FDI được cấp chứng nhận chia dân số của tỉnh

Alsadig (2009)

Biến độc lập

Gia nhập thị trường GNTT

Điểm số tương ứng của mỗi chỉ số thành phần PCI do VCCI công bố trong báo cáo PCI thường niên Kurul và Yalta (2017); Zeshan và Talat (2014); Wernick và cộng sự (2014); Stein và Daude (2007) + Tiếp cận đất đai TCDD + Tính minh bạch MB +

Chi phí thời gian CPTG +

Chi phí khơng chính thức CPKCT +

Cạnh tranh bình đẳng CTBD +

Tính năng động của lãnh

đạo tỉnh ND +

Dịch vụ hỗ trợ DN HTDN +

Đào tạo lao động DTLD +

Thiết chế pháp lý và an

ninh trật tự PL +

Biến kiểm soát

Tốc độ tăng trưởng sản

xuất công nghiệp TDTTCN

Chỉ số sản xuấtcông nghiệp hàng năm của tỉnh O’Sullivan (2012); Emmanuel và Gamaliel (2017); Kumar và Dubey (2016); Asiedu (2006) + Số lượng DN Ln(SLDN)

Logarithm của số lượng DN đăng ký kinh doanh tại tỉnh

+

Quy mô lao động Ln(SLLD)

Logarithm của số lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên tại tỉnh

+

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)