CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5 Kết quả lựa chọn mơ hình và độ trễ
Kế thừa cách tính của Baltagi (2008), tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa REM và FEM. Kết quả cho thấy kiểm định Hausman đạt giá trị 0,2332 > α (với α ở mức 5%), do đó phương pháp REM phù hợp hơn. Lý thuyết chiết trung cho thấy các quyết định đầu tư FDI ở giai
đoạn 2 và giai đoạn 1 có thể chịu ảnh hưởng thực trạng ở giai đoạn 0. Mặt khác, luận văn sử dụng bộ dữ liệu với thời gian t = 5 nên có thể áp dụng lựa chọn độ trễ tối ưu cho những biến trong mơ hình phù hợp với tiêu chuẩn của lý thuyết chiết trung là 1 và 2 như vừa nêu. Dunning (1993) giải thích rằng các chiến lược lựa chọn cấu trúc OLI và chiến lược đầu tư vào một địa điểm ở các giai đoạn t + 1 và t + 2 chịu ảnh hưởng của cấu trúc OLI tại thời điểm t0. Kết quả chi tiết của mơ hình thực nghiệm ở giai đoạn t + 1 được thể hiện tại Bảng 4.5.
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mơ hình thực nghiệm bằng phương pháp REM với độ trễ 1 Biến số Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn z p>|z| Gia nhập thị trường 0,960 0,963 1,000 0,319 Tiếp cận đất đai 0,178 0,970 0,18 0,854 Tính minh bạch 1,505 1,062 1,42 0,157
Chi phí thời gian -0,616 1,178 -0,52 0,601
Chi phí khơng chính thức 0,622 0,875 0,71 0,477
Cạnh tranh bình đẳng - 0,268 0,554 -0,48 0,628
Tính năng động của chính quyền tỉnh 0,288 0,730 0,40 0,693
Dịch vụ hỗ trợ DN -0,634 1,183 -0,54 0,592
Đào tạo lao động 2,320** 1,125 2,06 0,039
Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự -0,698 0,767 -0,91 0,363 Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 2,627 9,525 0,28 0,783
Số lượng DN tại địa phương 10,029 6,536 1,53 0,125
Quy mô lao động 5,684 20,848 0,27 0,785
Số quan sát 95
F-test 0,0001
Chi chú: ** tương ứng với mức ý nghĩa 5%. Nguồn: Tác giả tính tốn tổng hợp từ số liệu
Kết quả chi tiết của mơ hình thực nghiệm ở giai đoạn t + 2 được thể hiện tại Bảng 4.6.
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mơ hình thực nghiệm bằng phương pháp REM với độ trễ 2 Biến số Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn z p>|z| Gia nhập thị trường 0,812 0,941 0,86 0,388 Tiếp cận đất đai -0,108 0,977 -0,11 0,912 Tính minh bạch 0,730 1,161 0,63 0,530
Chi phí thời gian 1,884 1,355 1,39 0,165
Chi phí khơng chính thức -0,190 0,822 -0,23 0,817
Cạnh tranh bình đẳng -1,176** 0,561 -2,1 0,036
Tính năng động của chính quyền tỉnh 1,985*** 0,682 2,91 0,004
Dịch vụ hỗ trợ DN -0,748 0,927 -0,81 0,420
Đào tạo lao động 3,328** 1,354 2,46 0,014
Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự -2,314** 1,082 -2,14 0,032 Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp -7,388 12,167 -0,61 0,544
Số lượng DN tại địa phương -2,094 7,030 -0,30 0,766
Quy mô lao động -17,681 18,397 -0,96 0,337
Số quan sát 95
F-test 0,0000
Ghi chú: **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 5%, 1%. Nguồn: Tác giả tính tốn tổng hợp từ số liệu.
So sánh kết quả hồi quy độ trễ t +1 và t +2 của mơ hình cho thấy độ trễ t + 2 mang lại kết quả hồi quy tốt hơn với số biến có ý nghĩa thống kê giải thích sự thay đổi của lượng FDI nhiều hơn. Điều này phù hợp với bộ dữ liệu trong bối cảnh của Việt Nam. Thông thường, vào tháng 3 năm sau số liệu PCI của năm trước mới được cơng bố; các số liệu thống kê chính thức về FDI, dân số, tốc độ tăng trưởng công nghiệp, số lượng DN hoạt động, quy mô lao động năm nay được công bố sau tháng
6 năm sau; và sẽ mất thêm một khoảng thời gian để nhà đầu tư xem xét số liệu, quyết định và được cấp phép đầu tư. Do đó, độ trễ 2 năm cho một dự án FDI được cấp phép tính từ thời điểm số liệu được công bố là hợp lý hơn so với độ trễ 1 năm.
Dựa vào kết quả hồi quy của mơ hình nghiên cứu theo phương pháp REM với độ trễ 2 ở Bảng 4.6, ta thấy khi chỉ số Tính năng động của chính quyền tỉnh tăng lên 1 điểm thì lượng vốn FDI thu hút vào địa phương đó tăng 1,985% ở mức ý nghĩa 1%. Khi chỉ số Đào tạo lao động tăng 1 điểm thì lượng vốn FDI thu hút vào tỉnh tăng 3,328% ở mức ý nghĩa 5%. Hai tác động này cho thấy sự phù hợp với lý thuyết chiết trung (Dunning, 1977) và lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ (O’Sullivan, 2012). Với sự năng động của chính quyền tỉnh trong việc đưa ra những chính sách ưu đãi nhà đầu tư nước ngồi, áp dụng linh hoạt một số điểm chính sách chưa được quy định rõ ràng theo hướng có lợi nhà đầu tư và các cấp chính quyền của tỉnh tuân thủ đúng các yêu cầu của cấp trên, khơng xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực thì rõ ràng địa phương sẽ là một địa điểm tốt để đầu tư vì các chi phí giao dịch giảm và các rủi ro kinh doanh là không cao.
Hệ số tác động của chỉ số Đào tạo lao động là rất lớn (trên 3,3%), điều này chứng tỏ một thành phố lớn với mức độ quần tụ lao động cao có thể tạo ra sự phù hợp giữa nhu cầu lao động của nhà đầu tư và khả năng đáp ứng về số lượng và kỹ năng của người lao động hiện tại, làm giảm chi phí đào tạo và tăng năng suất. Đồng thời phù hợp với nhận định của lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ, sự lan tỏa kiến thức làm tăng số lượng các ý tưởng khai thác công nghiệp mới, với tác động lớn nhất đến từ các ngành sử dụng lao động tốt nghiệp đại học. Kết quả này cũng tương tự như kết luận của Asiedu (2006).
Tuy nhiên, kết quả hồi quy cho thấy 2 điểm khá đặc biệt là chỉ số Cạnh tranh bình đẳng tăng 1 điểm thì lượng vốn FDI thu hút vào địa phương đó giảm 1,176% ở mức ý nghĩa 5% và chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự tăng một điểm thì lượng vốn FDI thu hút vào địa phương đó giảm 2,314% ở mức ý nghĩa 5%. Ban đầu, các kết quả này có thể cho cái nhìn khơng hợp lý so với các lý thuyết về đầu tư. Tuy nhiên, đối chiếu lại cách thức đo lường các chỉ số này cho thấy điều ngược lại.
Đối với chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, chỉ số này thể hiện “đánh giá môi trường cạnh tranh đối với các DN dân doanh trước những ưu đãi dành cho DN nhà nước, DN FDI và các DN thân quen với cán bộ chính quyền cấp tỉnh, thể hiện dưới dạng các đặc quyền, ưu đãi cụ thể khi tiếp cận các nguồn lực cho phát triển như đất đai, tín dụng, v.v. và được ưu tiên đối xử trong thực hiện các thủ tục hành chính và chính sách” (VCCI, 2016). Như vậy, kết hợp với kết quả hồi quy, cách đánh giá này cho thấy khi các DN dân trong trong nước càng cảm thấy cạnh tranh khơng bình đẳng thì càng có nhiều FDI đầu tư vào tỉnh. Cách suy luận này hợp lý với lý thuyết chiết trung về địa điểm đầu tư của Dunning (1997): khi DN FDI được ưu đãi về tiếp cận nguồn lực, thủ tục hành chính và chính sách nhiều hơn các DN dân doanh của địa phương thì rõ ràng chi phí giao dịch và chi phí sản xuất của các DN FDI tại địa phương này sẽ giảm, và đương nhiên, các DN dân doanh sẽ đánh giá điểm số Cạnh tranh bình đẳng thấp hơn vì nhìn thấy các ưu đãi này.
Tương tự, Thiết chế pháp lý cũng được đánh giá theo quan điểm “của DN dân doanh đối với các thiết chế pháp lý của địa phương” (VCCI, 2016). Như lập luận đối với chỉ số Cạnh tranh khơng bình đẳng, khi nhận thấy các DN FDI được hưởng các chính sách ưu đãi hơn, hoặc được áp dụng các quy định chưa rõ ràng theo hướng có lợi hơn so với thơng thường (ví dụ quy định về thuế, lao động, thuê đất, v.v.) thì các DN dân doanh lại cho điểm chỉ số Thiết chế pháp lý thấp hơn. Và ngược lại, các DN FDI được hưởng các ưu đãi về quy định và chính sách sẽ tăng cường đầu tư vào địa phương vì chi phí được kéo giảm kèm theo nhiều lợi ích tài sản khác. Vì vậy, dù kết quả hồi quy đối với 2 chỉ số này mang hệ số tác động âm, tuy nhiên qua cách đo lường chỉ số có thể thấy kết quả phù hợp với lý thuyết chiết trung về địa điểm đầu tư khi các tác động này đều có hàm ý kéo giảm chi phí giao dịch, chi phí sản xuất của địa phương đó và tăng khả năng thu hút FDI hơn.