CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1.2 Các nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam
Theo hiểu biết của tác giả, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI, nhưng có ít nghiên cứu xem xét sự tác động của tất cả các khía cạnh khác nhau của thể chế cấp tỉnh đến
FDI. Các nhà nghiên cứu thường tập trung phân tích các yếu tố như quy mô thị trường, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, chi phí và chất lượng lao động, tư nhân hóa, ổn định chính trị, chính sách của chính phủ, quy mơ của thị trường địa phương. Việc các Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh được phân cấp quản lý các dự án đầu tư cũng có tác động đến thu hút FDI, do các khu cơng nghiệp thường có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng và tập trung tại các địa phương có khả năng thu hút FDI tốt nên hoạt động của các khu công nghiệp khơng thể nằm ngồi tầm ảnh hưởng của hệ thống điều hành kinh tế chung (Malesky, 2007).
Là một trong số ít các tác giả nghiên cứu về chất lượng điều hành, quản lý nền kinh tế của bộ máy nhà nước của Việt Nam, Malesky (2007) chắc chắn rằng có mối tương quan giữa chất lượng điều hành, quản lý nền kinh tế của chính quyền cấp tỉnh - sử dụng chỉ số PCI - và lượng FDI đầu tư vào Việt Nam. Theo tính tốn của Malesky (2007), cứ một điểm tăng trong thang điểm PCI thì sẽ có 4,3% lượng vốn tăng thêm trong các dự án của năm 2006, chứng tỏ điều hành kinh tế là tác nhân chủ chốt trong quyết định tăng vốn của nhà đầu tư. Trong khi trên phạm vi toàn cầu, nhà đầu tư ln chủ động hợp tác với chính quyền địa phương và hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh ở đó, thì những nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Việt Nam lựa chọn địa phương để đầu tư phụ thuộc vào hai yếu tố chính là hệ thống cơ sở hạ tầng và khoảng cách gần thị trường tiêu thụ; và một khi các nhà đầu tư quyết định lựa chọn một địa phương, họ sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương, thơng qua đó tạo ra cơ hội phát triển kinh doanh cho chính họ (Malesky, 2007).
Cùng nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ tích cực của chất lượng thể chế đối với dòng vốn FDI sang Việt Nam, và cùng sử dụng dữ liệu của Hướng dẫn rủi ro quốc gia (ICRG), Nguyen và Cao (2014) chỉ ra rằng ba thành phần gồm ổn định chính trị và an ninh trật tự, chất lượng pháp lý và kiểm soát tham nhũng là các yếu tố thiết yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong khi nghiên cứu của Nguyen và Nguyen (2007) cho thấy chính sách do chính phủ ban hành khơng đóng vai trị quan trọng trong thu hút vốn FDI ở cấp tỉnh.
Một trong những nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề này là nghiên cứu của Doan và Lin (2016). Các tác giả sử dụng các chỉ số PCI qua các năm và sử dụng mơ hình phân tích dữ liệu bảng để điều tra ảnh hưởng của điều hành kinh tế của chính quyền địa phương đến nguồn vốn FDI vào các tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này, việc thu hút FDI đầu tư vào tỉnh có tương quan với chất lượng quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh, đặc biệt là các yếu tố về tính minh bạch, hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chi phí thời gian có liên quan chặt chẽ với thu hút FDI. Dường như các DN đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào các vùng hoặc tỉnh nơi họ có thể truy cập các thông tin cần thiết một cách dễ dàng và với chi phí thấp nhất liên quan đến các văn bản pháp lý, kế hoạch kinh tế xã hội tổng thể của tỉnh và thơng tin thị trường. Ngun nhân có thể là so với các DN trong nước, các cơng ty FDI có thể ln gặp bất lợi trong việc tiếp cận thông tin do sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa và cách cư xử trong kinh doanh, tuy nhiên, những bất lợi này sẽ giảm nếu các công ty đặt trụ sở ở các khu vực nơi chính quyền địa phương có thể tạo ra nhiều cách khác nhau để làm cho thông tin cần thiết được minh bạch truy cập dễ hơn. Cùng năm 2016, Hoang (2016) sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để nghiên cứu xem chất lượng thể chế có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tại Việt Nam của các DN Hà Lan hay không, và kết quả khảo sát chỉ ra rằng các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm về chính sách tham nhũng và thuế khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, trong khi sự ổn định chính trị khơng đóng vai trị quan trọng. Nhìn chung, những phát hiện từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến việc thu hút FDI vào Việt Nam khá giống với kết quả các nghiên cứu cho các quốc gia đang phát triển khác ở điểm đều chỉ ra rằng một thể chế kinh tế tốt có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn FDI đầu tư vào một địa phương.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây cho thấy các yếu tố thể chế kinh tế có tác động rõ ràng đến việc thu hút FDI. Qua nghiên cứu của tác giả, có sự tương đồng giữa các yếu tố thể chế kinh tế trong các nghiên cứu này với các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam như: Kiểm soát
tham nhũng tương ứng với Chi phí gia nhập thị trường, Chi phí khơng chính thức, Tính minh bạch, Cạnh tranh bình đẳng, Tiếp cận đất đai; Hiệu quả của chính phủ tương ứng với Tính năng động của lãnh đạo địa phương, Chi phí thời gian; Ổn định chính trị, chất lượng pháp lý, pháp trị tương ứng với Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Trách nhiệm tương ứng với Dịch vụ hỗ trợ DN; cuối cùng là Nguồn lực con người tương ứng với Đào tạo lao động.