Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự an tâm trong công việc thông qua niềm tin tổ chức – trường hợp các doanh nghiệp thực phẩm tại TP hồ chí minh (Trang 73 - 80)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khẳng định CFA, ta tiến hành thực hiện phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đo lường sự tác động của các yếu tố lên nhau.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) khi phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính các đặc điểm về đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình cũng được xem xét giống như khi phân tích CFA, các chỉ số đánh giá như CMIN/df (<3), chỉ số TLI, CFI >=0.9 (lân cận 0.9), chỉ số GFI >=0.8, hệ số RMSEA < 0.08 thì mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Dựa vào kết quả phân tích SEM ta có thể thấy rằng các kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình đạt yêu cầu, chỉ số CMIN/df = 2.923 (<3), chỉ số TLI = 0.958 và CFI = 0.922 (>0.9), chỉ số GFI = 0.922 > 0.8, RMSEA = 0.079 (<0.08), giá trị kiểm định P-value mức độ phù hợp = 0.00 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng dữ liệu phù hợp với mơ hình SEM phân tích, các kết quả giải thích đáng tin cậy để sử dụng (Chi tiết xem phụ lục 06 phân tích SEM).

Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM cho thấy được ưu điểm hơn phương pháp hồi quy tuyến tính bội vì giải quyết được mơ hình ước lượng đồng thời, các mối quan hệ phức tạp sẽ được thể hiện một cách dễ dàng, chúng ta không phải thực hiện hồi quy từng phần sau đó mới tính mức độ phù hợp mơ hình tổng thể.

Hình 4.2: Kết quả phân tích Sem cho mơ hình nghiên cứu

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng, Phụ lục 06)

Các giả thuyết nghiên cứu luận văn cần kiểm định :

H1: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với sự an tâm trong công việc của nhân viên.

H2: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối quan hệ tích cực với niềm tin tổ chức. H3: Niềm tin tổ chức có mối quan hệ tích cực với sự an tâm trong công việc của nhân viên.

Bảng 4.12: Kết quả kiểm định cấu trúc tuyến tính SEM

Estimate S.E. C.R. P Label

NTTC <--- TNXH .256 .046 5.522 *** SAT <--- NTTC .182 .082 2.217 .027 SAT <--- TNXH .463 .067 6.863 ***

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng, Phụ lục 06)

Bảng 4.13: Kết quả phân tích Boostrap

Parameter SE SE-SE Mean Bias SE-Bias

NTTC <--- TNXH .059 .002 .259 .003 .003 SAT <--- NTTC .111 .004 .186 .004 .005 SAT <--- TNXH .066 .002 .467 .005 .003

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng, Phụ lục 06)

Kết quả phân tích Boostrap, với số mẫu nghiên cứu bằng phương pháp Boostrap là 500 mẫu số mẫu này giúp đánh giá lại mơ hình ước lượng, với các kết quả phân tích cho thấy trung bình các hệ số ước lượng có giá trị không chênh lệch nhiều so với phương pháp ước lượng thơng thường. Bên cạnh đó, các sai số ước lượng giữa 2 phương pháp là không đáng kể, nên ta có thể kết luận rằng các hệ số ước lượng của mơ hình đáng tin cậy và việc giải thích kết quả an tồn.

• Thơng qua bảng kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, ta thấy hệ số tác động của trách nhiệm xã hội lên yếu tố niềm tin tổ chức là 0.256 với ý nghĩa kiểm định có sig = 0.000 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều lên niềm tin đối với tổ chức, khi tăng yếu tố trách nhiệm xã hội lên 1 đơn vị thì niềm tin tổ chức sẽ được gia tăng lên 0.256 đơn vị và ngược lại.

• Hệ số tác động của yếu tố niềm tin tổ chức lên yếu tố sự an tâm trong công việc là 0.182, với giá trị sig là 0.027 <0.05, nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng niềm tin tổ chức tác động cùng chiều lên sự an tâm trong công việc của nhân viên. Điều này có nghĩa trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng yếu tố niềm tin tổ chức lên 1 đơn vị thì sự an tâm trong cơng việc của nhân viên sẽ gia tăng lên 0.182 đơn vị và ngược lại.

• Hệ số tác động của trách nhiệm xã hội lên sự an tâm trong công việc của nhân viên là 0.463, với giá trị kiểm định sig là 0.00 (<0.05) nên ở độ tin cậy 95% ta kết luận rằng trách nhiệm xã hội có mối quan hệ cùng chiều lên sự an tâm trong công việc của nhân viên, nếu các yếu tố khác không đổi khi ta gia tăng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thì sự an tâm trong cơng việc sẽ gia tăng và ngược lại.

Thơng qua các kỹ thuật phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM, kết quả các tiêu chính đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình được thể hiện như sau:

Bảng 4.14: Các thơng số phân tích Sem cho mơ hình nghiên cứu

Các chỉ số đánh giá Giá trị CMIN/DF 2.923 GFI 0.922 TLI 0.958 CFI 0.970 RMSEA 0.079

Giá trị sig kiểm định phù hợp 0.00

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng, Phụ lục 06)

Như vậy kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, ta thấy được 3 giả thuyết nghiên cứu của mơ hình được chấp nhận ở độ tin cậy 95%, từ đây sẽ làm cơ sở cho các

hàm ý và chính sách nhằm có thể góp phần cải thiện được tinh thần thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết Kết quả

H1: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối quan hệ tích

cực với sự an tâm trong công việc của nhân viên. Chấp nhận H2: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối quan hệ tích

cực với niềm tin tổ chức. Chấp nhận H3: Niềm tin tổ chức có mối quan hệ tích cực với sự an tâm

trong công việc của nhân viên. Chấp nhận

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định lượng, Phụ lục 06)

TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 trình bày được kết quả nghiên cứu định lượng chính thức của luận văn, với số mẫu nghiên cứu chính thức là 311 mẫu nghiên cứu, bộ thang đo kế thừa gồm 16 biến quan sát thông qua các kiểm định thang đo cần thiết cronbach alpha, EFA, CFA cho thấy có 1 biến quan sát bị loại còn lại 15 biến quan sát, trong 3 giả thuyết nghiên cứu được đưa ra, ở độ tin cậy 95% thì 3 giả thuyết này được chấp nhận mức độ tác động của trách nhiệm lên sự an tâm trong công việc cao nhất (hệ số 0.463), mức độ tác động của trách nhiệm xã hội lên niềm tin tổ chức cũng khá mạnh (hệ số 0.256) và từ niềm tin tổ chức tác động đến sự an tâm trong công việc là 0.182.

Vì vậy, so sánh với các nghiên cứu trước kết quả nghiên cứu cho thấy được cả 3 giả thuyết được chấp nhận, kết quả này phù hợp với nghiên cứu mà tác giả kế thừa (Choi và Yu, 2014), tuy nhiên về mức độ tác động có sự khác biệt, cụ thể mức độ tác động của trách nhiệm xã hội lên sự an tâm trong công việc là cao nhất trong các chiều

hướng tác động đến sự an tâm trong công việc, mức độ tác động của trách nhiệm xã hội lên niềm tin tổ chức là tương đồng với nghiên cứu của Choi và Yu (2014), tuy nhiên cường độ tác động của niềm tin tổ chức lên sự an tâm trong cơng việc có sự thay đổi nhưng nhìn chung vẫn giữ được chiều hướng tác động.

So với các nghiên cứu của Hansen và cộng sự (2011) đối với nghiên cứu này thì kết quả kiểm định giả thuyết cũng khơng có sự khác biệt lớn tuy nhiên về mức độ tác động của các yếu tố lên sự an tâm trong cơng việc thì ngược lại so với nghiên cứu Hansen, cụ thể trách nhiệm xã hội là yếu tố có tác động mạnh nhất đến an tâm trong công việc, chứ không phải yếu tố niềm tin tổ chức như nghiên cứu của Hansen và cộng sự (2011), bên cạnh đó mức độ tác động của trách nhiệm xã hội lên niềm tin tổ chức cũng có sức khác biệt so với kết quả nghiên cứu của luận văn. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được các nhân viên ngành thực phẩm nhận thức rất quan trọng, bởi vì mức độ tác động của nó là rất mạnh, nhận thức về thực hiện trách nhiệm xã hội của nhân viên đối với doanh nghiệp là rất nhạy cảm đối với lĩnh vực ngành thực phẩm, điều này phù hợp với thực tế vì các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thực phẩm thường tương tác với mơi trường bên ngồi rất cao, ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp ngành thực phẩm này.

So với các thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Choi và Yu (2014); Arli và Tjiptono (2014), cho thấy 16 biến quan sát được kiểm định bởi các kỹ thuật cronbach alpha, EFA, CFA chỉ có 1 biến quan sát bị loại khỏi thang đo và còn lại 15 biến quan sát đạt yêu cầu kiểm định độ tin cậy thang đo, điều này có thể kết luận được rằng thang đo của luận văn kế thừa là hoàn toàn phù hợp vợi thang đo gốc từ nghiên cứu của Choi và Yu (2014); Arli và Tjiptono (2014), việc kiểm định này góp phần vào khẳng định thang đo cung cấp cho các nghiên cứu khác trong nước làm tài liệu tham khảo là có cơ sở.

Bên cạnh đó khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là khái niệm mà tác giả sử dụng từ thang đo gốc, khái niệm này là khái niệm có thang đo và được kế thừa từ nhiều nghiên cứu trước đó, tuy nhiên việc hỏi một đáp viên (nhân viên) thì nhân viên có thể nhận thức vai trị thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nên chính vì vậy có mức độ khác biệt về cường độ tác động của trách nhiệm xã hội lên niềm tin tổ chức và sự tác động của trách nhiệm xã hội lên sự an tâm trong công việc so với nghiên cứu kế thừa (ở đây có thể hiểu có 2 khái niệm được phân biệt từ lúc kế thừa thang đo gốc đến lúc thang đo được diễn giải lại cho đáp viên) trong nghiên cứu tác giả kế thừa thì trách nhiệm xã hội có mức độ tác độ tác động đến sự an tâm trong công việc thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của luận văn, điều này có thể được lý giải, ở góc độ cá nhân đặc thù trong ngành thực phẩm, gắn với nhiều ràng buộc về bảo vệ mơi trường, an tồn cho cộng đồng xã hội, nên nhân viên rất xem trọng việc thực thi trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, việc doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội như một tín hiệu tích cực đối với các nhân viên của họ, giúp định hướng tâm lý và tinh thần của nhân viên một cách tốt hơn từ đó nhân viên sẽ cảm thấy an tâm trong công việc và phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận văn (mức độ tác động của trách nhiệm xã hội đến sự an tâm trong công việc là cao nhất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến sự an tâm trong công việc thông qua niềm tin tổ chức – trường hợp các doanh nghiệp thực phẩm tại TP hồ chí minh (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)