Mã hóa Biến quan sát Nguồn
KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
TNXH1 Công ty của tôi luôn hoạt động trong các tiêu chuẩn được
pháp luật cho phép.
Arli và Tjiptono
(2014)
TNXH2 Trong các quyết định của tổ chức đều có xem xét đến khía
cạnh đạo đức kinh doanh.
TNXH3 Tổ chức của tôi tôn trọng các nguyên tắc đạo đức trong hoạt
động kinh doanh.
TNXH4 Tổ chức theo đuổi các khía cạnh trách nhiệm xã hội dù có ảnh
hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế.
TNXH5
Tổ chức ưu tiên các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội hơn so với hiệu quả kinh tế.
TNXH6 Hoạt động của tổ chức đảm bảo trách nhiệm với xã hội.
Sau khi thảo luận nhóm cho thấy được có sự điều chỉnh một số ít của thang đo cho các khái niệm mà tác giả xem là đặc trưng của ngành nghiên cứu, đối với khái niệm trách nhiệm xã hội thì các phát biểu được đi chi tiết và rõ ràng hơn không chung chung như thang đo gốc là kế thừa từ việc nghiên cứu trên đối tượng là nhân viên văn phòng, cụ thể ở phát biểu đầu tiên “Công ty của tôi luôn hoạt động trong các tiêu chuẩn được pháp luật cho phép “ thay vì phát biểu “Đảm bảo rằng nhân viên của công ty hành động trong tiêu chuẩn được định nghĩa bởi luật”, hoặc biến quan sát “Tránh uốn cong pháp luật ngay cả khi điều này giúp cải thiện hiệu suất được thay thể bởi biến quan sát “Tổ chức của tôi tôn trọng các nguyên tắc đạo đức trong hoạt động kinh doanh”, hoặc biến quan sát “Tổ chức theo đuổi các khía cạnh trách nhiệm xã hội dù có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh tế” hay biến quan sát cụ thể “Hoạt động của tổ chức đảm bảo trách nhiệm với xã hội” cho thấy được sự rõ ràng và cụ thể hơn trong các hàm nghĩa nói về trách nhiệm xã hội và phù hợp với ngành thực phẩm.
Bên cạnh đó, khái niệm sự an tâm trong cơng việc cũng có sự điều chỉnh bằng cách chi tiết hơn cho biến quan sát “Điều kiện làm việc của tơi là an tồn và thoải mái được điều chỉnh thành 2 biến quan sát riêng “Điều kiện làm việc của tơi là an tồn” và “Điều kiện làm việc của tôi rất thoải mái”, việc điều chỉnh này giúp cho các biến quan sát mang hàm ý đơn nghĩa và rõ ràng hơn, vì khái niệm điều kiện làm việc an tồn khác với điều kiện làm việc thoải mái, bên cạnh đó để làm cho đầy đủ và bổ sung thêm 2 biến quan sát cho thang đo của khái niệm sự an tâm trong công việc tác giả đã bổ sung thêm 2 biến quan sát “Tơi có mối quan hệ tốt với cấp trên và đồng nghiệp”, “Tơi hài lịng với cơng việc hiện tại của mình”, điều này giúp cho các đáp viên hiểu rõ hơn về khái niệm an tâm trong cơng việc, nó khơng thiếu hàm ý như của nghiên cứu trên đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi dưới dạng file cứng (bảng khảo sát giấy) và file mềm qua thư điện tử (email), các đối tượng nhận phiếu khảo sát chính là các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp thực phẩm (các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và thương mại các sản phẩm thức ăn, thức uống, bao gồm các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các nguyên phụ liệu dành cho ngành thực phẩm, có thể kể đến một số doanh nghiệp sản xuất các loại nước chấm, gia vị, các chế phẩm nông nghiệp rau củ quả, thịt cá, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức uống), các bảng câu hỏi khảo sát được gửi trực tiếp đến các nhân viên sau đó được tổng hợp để tập trung lại nhằm phục vụ cho việc nhập liệu, kiểm tra dữ liệu để đưa vào phân tích định lượng chính thức. Phạm vi khơng gian thực hiện khảo sát do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên việc khảo sát được tiến hành trên một số doanh nghiệp thực phẩm tại một số nơi của Quận Bình Tân, Quận 9, Huyện Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Quận 7.
Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp với số bảng khảo sát là 350 trong đó thu về 329, trong số 329 mẫu có 18 mẫu nghiên cứu khơng đạt u cầu và số mẫu nghiên cứu chính thức là 311 mẫu (gửi đi 280 bảng cứng thu về 273, bảng mềm gửi đi 70 thu về 56 bảng, trong số 273 bảng cứng mang về có 6 bảng lỗi, và 70 bảng mềm thu về có 12 bảng lỗi) được đưa vào phân tích định lượng chính thức, với các kỹ thuật phân tích với các kỹ thuật định lượng sử dụng như cronbach alpha, EFA, CFA, SEM.
3.2.2.1 Phương pháp chọn mẫu
Do thật khó xác định được tổng thể mẫu, ở đây tổng thể mẫu được hiểu là các nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp ngành thực phẩm, và hạn chế về nguồn lực, thời gian, nên luận văn tiến hành sử dụng phương pháp lựa chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận các đối tượng khảo sát được thuận lợi, tuy phương pháp này có hạn chế về suy diễn kết quả nhưng nhìn chung số mẫu đủ lớn sẽ tương đối ổn cho các kết quả của luận văn.
3.2.2.2 Kích cỡ mẫu
Bài nghiên cứu thực hiện chọn mẫu đối với nghiên cứu định lượng dự kiến số biến quan sát là 16 biến nên số mẫu tối thiểu đáp ứng phân tích EFA n > = 5*16 = 80, bên cạnh đó theo Hair (2011) thì số mẫu nếu sử dụng phân tích CFA hay phân tích SEM thường tốt nhất trên 200, tuy nhiên để các tham số ước lượng được chính xác nên số mẫu dự kiến gửi khảo sát 350 bảng để có thể đảm bảo các kết quả phân tích, và đối tượng khảo sát cũng không hạn chế.
3.2.2.3 Các kỹ thuật sử dụng phân tích dữ liệu
Bảng khảo sát được gửi đi ở dạng file cứng, với 2 phần nội dung thông tin là nhân khẩu học và nội dung chính của luận văn, nội dung nhân khẩu học được thu thập thông qua các biến giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, và phần nội dung chính được thể hiện thơng qua thang đo đã điều chỉnh từ nghiên cứu trước đây (thang đo Likert 5 bậc), sau khi dữ liệu được thu thập mang về sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm Excel và tiến hành sàn lọc sơ bộ để đưa vào phần mềm SPSS tiến hành các kỹ thuật như kiểm định độ tin cậy thang đo (cronbach alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, tiếp đến nhờ sự hỗ trợ của phần mềm AMOS để tiến hành các phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM).
Kiểm định độ tin cậy thang đo (cronbach alpha)
Theo Nguyễn Đình Thọ (2014) việc tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kết luận sơ bộ độ tin cậy của thang đo, thơng thường mỗi khái niệm sẽ có tối thiểu 3 biến quan sát (câu hỏi quan sát) thì mới thích hợp đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ được dùng để đánh giá cho thang đo đơn hướng bậc nhất, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha cần lưu ý về giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha thường > 0.6 và nên nhỏ hơn 0.97, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát > 0.3, nếu đáp ứng các điều kiện đó thì thang đo đạt được độ tin cậy.
Theo Nunnally và Bernstein (1994), hệ số Cronbach’s Alpha là công cụ để đánh giá độ tin cậy sơ bộ thang đo, thông thường trong nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi nói chung, giá trị hệ số Cronbach’s Alpha thường > 0.6 thì thang đo đạt được độ tin cậy và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát phải đảm bảo > 0.3 thì thang đo sẽ đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Phân tích nhân tố khám phá
Nguyễn Đình Thọ (2014) cho rằng phân tích EFA hay nhân tố khám phá được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến quan sát lên các nhân tố (khái niệm). Trước khi phân tích EFA, thường sẽ thực hiện kiểm định tiền đề kiểm định sự tương quan giữa các biến đo lường bằng kiểm định Barlett với mức ý nghĩa 5%, kiểm định hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị từ 0.5 trở lên, nếu từ 0.8 trở lên thì rất tốt, dữ liệu sẽ thích hợp để phân tích EFA. Các biến có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) < 0.5 sẽ bị loại khỏi thang đo, vì đây sẽ là những biến quan sát khơng đạt yêu cầu về giá trị thang đo.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Để đo lường mức độ phù hợp của mơ hình với thơng tin thị trường, người ta thường sử dụng Chi-square (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI_ Comparative Fit Index). Chỉ số Tucker & Lewis (TLI_ Tucker & Lewis Index); Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Mơ hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường khi kiểm định Chi-square có P-value < 0.05.
Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Nếu một mơ hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥0,9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines & McIver, 1981); RMSEA ≤ 0.08, RMSEA ≤ 0.05 được xem là rất tốt (Steiger, 1990); thì mơ hình được xem là phù hợp
với dữ liệu thị trường, hay tương thích với dữ liệu thị trường. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cho rằng Nếu mơ hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥0.9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0.08 thì mơ hình phù hợp (tương thích) với dữ liệu thị trường.
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) là một trong các kỹ thuật thống kê của mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). CFA cho chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA vì CFA chỉ sử dụng thích hợp khi nhà nghiên cứu có sẵn một số kiến thức về cấu trúc tiềm ẩn cơ sở, trong đó mối quan hệ hay giả thuyết (có được từ lý thuyết hay thực nghiệm) giữa biến quan sát và nhân tố cơ sở thì được nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận trước khi tiến hành kiểm định thống kê.
Phương pháp CFA được sử dụng để khẳng định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo.
(1) Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua: (a) Hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) và (b) Tổng phương sai trích được (variance extracted), (c) Hệ số Cronbach’s Alpha.
(2) Tính đơn hướng/ đơn nguyên (unidimensionality) (3) Giá trị hội tụ (Convergent validity)
(4) Giá trị phân biệt (Discriminant validity)
Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM
Phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu đã đề xuất. Mơ hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (một khái niệm được đo lường dựa trên nhiều biến quan sát) với nhau.
Để kiểm định mơ hình lý thuyết, phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng với sự hỗ trợ của phần mềm AMOS 20.0. Mơ hình SEM là sự mở rộng của mơ hình tuyến tính tổng qt (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc. Với việc phối hợp tất cả các kỹ thuật như hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ tương hỗ, SEM cho phép kiểm tra các mối quan hệ phức hợp trong mơ hình lý thuyết thơng qua ước lượng đồng thời các phần tử trong tổng thể mơ hình, ước lượng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn, các mối quan hệ ổn định và không ổn định, đo các ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp, kể cả sai số đo và tương quan phần dư. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định CFA, mơ hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mơ hình phù hợp nhất trong các mơ hình đề nghị. Bên cạnh đó, khi các hệ số ước lượng chuẩn hố nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa thống kê (p < 0.05), có thể kết luận rằng thang đo của các khái niệm nghiên cứu trong mơ hình đạt giá trị liên hệ với lý thuyết.
TÓM TẮT
Chương 3 trình bày về kết quả nghiên cứu nghiên cứu định tính từ việc kế thừa thang đo của nghiên cứu trước đó, bên cạnh dựa vào mục tiêu nghiên cứu đặt ra thì luận văn đã thiết kế khung nghiên cứu, cũng như các phương pháp nghiên cứu phù hợp (sự kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng) đồng thời sử dụng các kỹ thuật phân tích định lượng thích hợp như cronbach alpha, EFA, CFA và SEM để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tóm tắt thơng tin mẫu nghiên cứu