3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.2. Nguyên nhân rủi ro tín dụng
Những nguyên nhân đến từ phía khách hàng
Nguyên nhân phổ biến của RRTD là khách hàng khơng đủ khả năng thanh tốn nợ vay cho ngân hàng do kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản. Ban điều hành của khách hàng doanh nghiệp có khả năng quản lý yếu kém, khơng dự đốn được tình hình kinh tế, không chèo lái được doanh nghiệp khiến doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc
1 Valaskova K., (2014)- “Quantification of the Company Default by Merton Model”, 4th International Conference on Applied Social Science. Singapore. pp. 133-138.
thậm chí phá sản nên khơng có đủ năng thanh tốn các khoản nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn. Nếu khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết ban đầu với ngân hàng, dùng vốn để đầu tư vào các dự án mạo hiểm chưa được ngân hàng thẩm định và cho phép nhưng khơng có năng lực quản lý, khơng biết cách tính tốn và khơng đủ khả năng chống đỡ khi có sự cố xảy ra thì xác suất rất lớn sẽ xảy ra việc phá sản, mất vốn, thua lỗ từ đó sẽ khơng có đủ năng thanh tốn các khoản nợ vay cho ngân hàng khi đến hạn.
Nguyên nhân thứ hai là do khách hàng có khả năng kinh doanh cịn non yếu, khơng có đủ năng lực, hệ thống kế toán thiếu minh bạch. Điều này thường xuất hiện ở các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ với hệ thống kế toán sơ sài, việc ghi chép sổ sách kế tốn cịn nhiều hạn chế như làm thủ công, không chuyên nghiệp khiến cho các dữ liệu cung cấp cho ngân hàng khơng bảo đảm được tính chính xác và đầy đủ khiến cho việc đánh giá năng lực tài chính cũng như quản lý và tiềm năng phát triển của khách hàng trở nên khó khăn; một số doanh nghiệp sử dụng địn bẩy tài chính cao thì khả năng chống đỡ khi có rủi ro thấp. Do đó, khi cho vay các khách hàng này ngân hàng thường quan tâm rất nhiều đến tài sản bảo đảm được khách hàng sử dụng để thể chấp cho khoản vay. Tuy nhiên, quá trình xử lý các tài sản bảo đảm cũng hết sức phức tạp, rủi ro và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi rong tương lai của giá trị tài sản cũng như có rất nhiều chi phí phát sinh..
Nguyên nhân thứ ba là do khách hàng cố tình gian lận để lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Ngày nay, tình hình tội phạm kinh tế ngày càng gia tăng, nhất là tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng ln tìm cách để chiếm dụng vốn ngân hàng. Bằng các thủ thuật như giả mạo hồ sơ, thơng tin cá nhân để giả danh tính, giấu nợ xấu; giả mạo sao kê để chứng minh thu nhập hoặc thông đồng với các công ty ma để dàn xếp lương; giả mạo tài sản bảo đảm; che giấu thông tin bất lợi hoặc BCTC không trung thực… những khách hàng không đủ tiêu chuẩn cho vay, hoặc vay nợ với mục đích lừa đảo để chiếm dụng vốn có thể qua mặt các cán bộ tín dụng để chiếm dụng vốn của ngân hàng, hoặc khiến ngân hàng đánh giá sai về khả năng của người đi vay khiến những khoảng cấp tín dụng trở nên hết sức rủi ro.
Nguyên nhân thứ tư là khách hàng khơng có ý muốn trả nợ và cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Đơi khi, khách hàng có đủ nguồn vốn để trả nợ khi nợ đến hạn nhưng vẫn cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng, muốn kéo dài thời gian để sử dụng cho mục đích, nhu cầu khác mà chưa được ngân hàng đồng ý. Hoặc trường hợp này xảy ra khi khách hàng có tình giả mạo hồ sơ nhằm lừa đảo và chiếm đoạt tiền của ngân hàng, sau đó bỏ trốn khiến ngân hàng khơng thể thu hồi được nợ.
Những nguyên nhân đến từ phía ngân hàng
Thứ nhất là do trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ các cán bộ nhân viên còn thiếu, chưa đủ khả năng nhận biết được rủi ro, chưa nhận thức được mức độ nghiệm trọng của RRTD cũng như khả năng quản lý khách hàng yếu kém khiến cho việc đánh giá rủi ro và thẩm định một khoản vay trở nên thiếu chính xác, đánh giá khách hàng một cách cảm tính và chủ quan, không phát hiện được những RRTD tiềm năng dẫn đến việc cho vay nhưng không phù hợp với năng lực trả nợ của khách hàng trong tương lai, khơng kiểm sốt được việc sử dụng vốn sau khi cho vay nên không phát hiện được những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn cũng như những rủi ro phát sinh liên quan đến tài sản bảo đảm. Ngoài ra, vấn đề đạo đức và ý thức trách nhiệm của các cán bộ tín dụng cần được chú trọng và quan tâm. Để hoàn thành chỉ tiêu hoặc do cám dỗ, các cán bộ tín dụng cố tình làm sai quy trình, thơng đồng với nhau và với khách hàng để nâng khống giá trị tài sản hoặc giả mạo hồ sơ vay vốn như giả mạo danh tính, giả mạo chứng từ chứng minh thu nhập… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Thứ hai là công tác giám sát và kiểm tra nội bộ lỏng lẻo. Tại một số ngân hàng, việc kiểm soát, kiểm toán nội bộ được thực hiện lỏng lẻo, hình thức và chưa thực sự triệt để. Ví dụ rõ nhất có thể thấy là vụ án của Ngân hàng Xây Dựng– “Đại án Phạm Cơng Danh”, hệ thống kiểm sốt nội bộ đã cho thấy rõ sự kém hiệu quả, bị ảnh hưởng bởi người đứng đầu và có dấu hiệu bao che sai phạm, thỏa hiệp nội bộ, vi phạm nghiêm trọng quy định về cho vay mà khơng tính tốn đến những hậu quả có thể gánh chịu sau đó.
Thứ ba là do chính sách tín dụng khơng phù hợp với tình hình và khả năng của ngân hàng, dẫn đến vấn đề mở rộng hoạt động tín dụng quá mức nhưng thiếu kiểm soát. Ngày nay, nghiệp vụ tín dụng đem lại nguồn thu nhập rất lớn, thậm chí là nguồn thu nhập chính của các NHTM, do đó, tất cả các ngân hàng đều đang chạy đua mở rộng tín dụng, tăng dư nợ cho vay để có thể tìm kiếm thêm lợi nhuận một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vì quá xem trọng lợi nhuận, một số ngân hàng quên mất hoặc không chú trọng đến việc cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, ít chú trọng đến sự an tồn vốn và ít đầu tư vào việc QTRR. Theo Berger và DeYoung (1997)3 việc ngân hàng dành ít nguồn lực cho việc đánh giá cũng như giám sát khoản vay làm cho hiệu quả sử dụng chi phí hoạt động sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng phải đánh đổi mức rủi ro nợ xấu cao trong tương lai. Ngoài ra, việc mở rộng hoạt động tín dụng quá mức cũng khiến các cán bộ tín dụng chịu áp lực về doanh số, dễ dàng có những sai phạm về đạo đức.
Các nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, RRTD cũng đến từ nhiều nguyên nhân khác như sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên, môi trường pháp lý,… Nếu các yếu tố này có sự thay đơit theo hướng tiêu cực sẽ có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của khách hàng buộc ngân hàng cũng phải chia sẻ những rủi ro này với khách hàng.
Funda Yurdakul (2014)4 khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa RRTD ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mơ đã cho rằng “cung tiền, tỷ giá hối đối, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và lãi suất là các biến làm tăng RRTD của ngân hàng”.
Hoạt động tín dụng của các NHTM gắn liền với nhiều ngành nghề, lĩnh vực và nhiều thành phần kinh tế khác nhau do đó một sự thay đổi trong quy định đối với một ngành sẽ ít nhiều có ảnh hưởng gián tiếp đến các ngân hàng thông qua việc ảnh hưởng hoạt động của khách hàng vay vốn. Ngoài ra những quy định pháp lý về hoạt động của
3 Allen N. Berger và Robert DeYoung (1997) - Forthcoming, Journal of Banking and Finance, Vol. 21, 1997 4 Funda Yurdakul (2014) - “Macroeconomic Modelling Of Credit Risk For Banks”; Procedia - Social and Behavioral Sciences 109 ( 2014 ) 784 – 793
ngân hàng, quy định về hoạt động cho vay… cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến các ngân hàng. Vì vậy, mơi trường pháp lý ổn định giúp ngân hàng hoạch định dài hạn các chiến lược cho vay tốt hơn và ít bị sốc hơn.